Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến xảy ra ở bất kỳ ai, dù ở độ tuổi nào. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ bởi các bé thường thích ăn bánh kẹo, đồ ngọt, chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng. Biết cách phòng ngừa sâu răng, đặc biệt là sâu răng ở trẻ vô cùng quan trọng, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua để bảo vệ toàn diện nụ cười, sức khỏe răng miệng cho con. Vậy, làm cách nào phòng ngừa sâu răng cho trẻ, cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!
Tình trạng sâu răng là gì?
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn, tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Nguyên nhân gây sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố bao gồm vi khuẩn, thói quen ăn vặt, sử dụng thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường và thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt.
Triệu chứng, ảnh hưởng của sâu răng
Dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng còn tùy thuộc vào mức độ và vị trí sâu. Khi tình trạng sâu răng mới khởi phát, trẻ có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi sâu răng tiến triển nặng hơn, bé có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Răng bắt đầu đổi màu ở một vài vùng, vài điểm trên mặt nhai hoặc kẽ răng.
- Đau răng, đau khi nhai hoặc xuất hiện các cơn đau tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Răng nhạy cảm, đau buốt khi ăn đồ ngọt, lạnh, nóng hoặc khi có thức ăn giắt vào kẽ răng.
- Xuất hiện lỗ sâu trên răng.
- Bề mặt xung quanh lỗ sâu biến đổi thành màu đen, nâu,..
Từ những lỗ sâu nhỏ được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ diễn biến đến bệnh lý tủy răng khiến bạn đau đớn. Nhiễm trùng thời gian có thể lan rộng xung quanh chân răng gây áp xe hoặc viêm tấy vùng mặt. Trường hợp nặng còn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng, điều trị tốn kém.
Bên cạnh nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ, toàn thân thì sâu răng còn là nguyên nhân gây ra một số bệnh toàn thân. Khoa học chứng minh sâu răng làm tăng nguy cơ viêm nội tâm mạc trên trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, tăng nguy cơ viêm cầu thận, nhiễm trùng gây tử vong ở trẻ.
Phòng ngừa sâu răng cho trẻ
Bôi vecni flo phòng ngừa sâu răng
Vecni Flo là một hợp chất có công dụng tạo một màng bảo vệ răng khỏi những xâm hại của vi khuẩn gây sâu răng. Bôi vecni flo giúp cản trở những đợt tấn công lên men răng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn giúp răng tránh khỏi tình trạng sâu, ngăn chặn quá trình sâu răng diễn biến nặng hơn.
Bạn chỉ cần bôi một lớp Vecni Flo lên bề mặt răng của bé đã có thể bảo vệ con khỏi những tác động của sâu tăng. Vecni Flo đã được hiệp hội Nha Khoa sử dụng nhằm bảo vệ trẻ nhỏ khỏi tình trạng sâu răng sớm hoặc dùng để điều trị sâu nhẹ ở trẻ. Ngoài ra, chất này còn được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa sâu răng bởi sự bất hợp tác của trẻ nhỏ trong việc vệ sinh răng miệng.
Vệ sinh răng miệng ở trẻ
Ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng bé còn chưa mọc hãy lấy một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng nướu sau khi ăn và trước khi cho bé đi ngủ. Giai đoạn chiếc răng sữa đầu tiên của bé nhú lên đến khi răng sữa cuối cùng mọc thì nên sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ chuyên dùng cho trẻ em giúp bé đánh răng trong giai đoạn này.
Từ 3 tuổi trở lên, phụ huynh có thể khuyến khích, tạo môi trường vui thích để bé tự chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Từ đó, tạo dựng thói quen ý thức chăm sóc răng miệng cho bé.
Chọn loại kem đánh răng phù hợp
Ngoài thị trường có rất nhiều loại kem đánh răng, xong ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ cần loại kem nhất định. Ví dụ như trẻ từ 6 tháng tuổi đến khi trẻ được 3 tuổi, phụ huynh nên đánh răng cho bé với nước muối sinh lý hoặc kem đánh răng không có chất Fluor bởi giai đoạn này trẻ không biết nhổ kem đánh răng.
Hạn chế thói quen có hại
Khi trẻ bú bình sữa hoặc uống nước trái cây, nước ngọt trước khi đi ngủ, lượng đường trong các đồ uống này sẽ tích tụ ở miệng. Điều này khiến cho lượng axit tăng cao, có hại cho men răng dẫn đến sâu răng.
Sâu răng do bú bình có thể gây ra tình tặng răng bị đau nhức, khiến bé gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, nguy hiểm hơn là nếu sâu răng trầm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng cần phải nhổ răng.
Sâu răng là bệnh lý không thể tự khỏi nhưng có thể dự phòng và điều trị càng sớm càng tốt. Phụ huynh nên đưa bé đến khám răng 6 tháng 1 lần nhằm kịp thời phát hiện, tư vấn phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời. Việc kiểm soát chế độ ăn uống, chất dinh dưỡng, kiểm soát vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sâu răng cho trẻ.