Nội dung bài viết
- Tác dụng của kẽm đối với có thể
- Những loại thực phẩm giúp bổ sung kẽm
Tác dụng của kẽm đối với cơ thể có rất nhiều. Chúng quyết định lớn đến sự phát triển của cơ thể từ giai đoạn bào thai cho đến lúc trưởng thành. Nếu không được bổ sung lượng kẽm đầy đủ sẽ dễ dẫn đến tình trạng thấp còi, chậm phát triển ở trẻ. Và ngay cả khi đã trưởng thành, thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới chức năng tuyến tiền liệt ở nam giới và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Dưới đây là một số tác dụng của kẽm đối với cơ thể mà bạn nên biết.
Tác dụng của kẽm đối với có thể
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của cơ thể. Hầu như vào mỗi giai đoạn, lượng kẽm cần bổ sung cũng khác nhau và điều hiển nhiên là tác dụng của chúng cũng có phần thay đổi.
Tác dụng của kẽm trong tăng cường hệ xương, cơ bắp
Tương tự như canxi, kẽm là một thành phần không thể thiếu trong xương. Chúng giúp cơ thể xây dựng được một khung xương chắc khỏe, dẻo dai. Với những người thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, kẽm có tác dụng rất lớn trong việc giảm mệt mỏi, giúp cơ bắp phục hồi nhanh hơn.
Một điều đáng lưu ý trong quá trình bổ sung kẽm vào cơ thể là kẽm và canxi thường cạnh tranh trong việc hấp thụ. Vì thế để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên có sự phân chia bổ sung hai chất trên vào từng thời điểm khác nhau.
Tác dụng của kẽm trong tăng cường khả năng não bộ
Một trong những tác dụng của kẽm đối với cơ thể là tăng cường khả năng não bộ. Cùng với vitamin B6, kẽm giúp dẫn truyền thần kinh bộ não hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, chúng còn góp phần giảm tình trạng cáu gắt do những căng thẳng, ức chế thần kinh gây ra.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người mắc bệnh về thần kinh hoặc tâm lý bất ổn thường có hàm lượng kẽm trong cơ thể ít hơn những người không mắc bệnh. Vì thế, để cải thiện sức khỏe não bộ, giảm căng thẳng thần kinh bạn nên ăn những thực phẩm giàu kẽm hoặc một số thực phẩm chức năng bổ não.
Tác dụng của kẽm trong điều trị tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do thiếu kẽm. Do đó, việc bổ sung kẽm trong quá trình điều trị tiêu chảy ở trẻ là cần thiết.
Với trẻ em dưới 6 tháng bạn cần bổ sung 10 mg kẽm/ngày và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi là 20mg kẽm/ngày cùng với đó là những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, kẽm còn tăng khả năng miễn dịch, tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng.
Kẽm giúp giữ cho tóc, móng và da khỏe mạnh
Lượng kẽm không đủ sẽ dẫn đến một vài vấn đề như tóc xơ cứng, móng tay dễ gãy. Và quá trình mọc lại diễn ra chậm hơn so với người bình thường. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng lượng dầu, độ ẩm trên da. Từ đó hạn chế sự viêm nhiễm.
Tác dụng của kẽm trong điều trị mụn
Không chỉ có tác dụng giúp xương chắc khỏe, bổ não, điều trị tiêu chảy,...mà kẽm còn là thành phần quan trọng giúp làn da mịn màng. Với những người có lượng kẽm thấp, sức đề kháng và hệ miễn dịch giảm, từ đó làm gia tăng tiết bã nhờn, sừng hóa nang lông. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá.
Tác dụng của kẽm đối với phụ nữ
Có thể nói, tác dụng của kẽm đối với cơ thể ở phụ nữ mang thai được biểu hiện rõ ràng nhất. Kẽm giúp duy trì tổng hợp protein, giúp bào thai được tăng trưởng và phát triển tốt. Giai đoạn mang thai, phụ nữ càng thiếu kẽm sẽ càng biểu hiện rõ hơn hiện tượng buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn.
Lâu dài, cơ thể suy nhược sẽ dễ dẫn đến sảy thai, đẻ non hoặc thiếu sữa sau sinh. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn là thai bị suy dinh dưỡng dẫn đến dị dạng. Vì thế bổ sung kẽm trong giai đoạn mang thai là vô cùng cần thiết.
Những loại thực phẩm giúp bổ sung kẽm
Tác dụng của kẽm đối với cơ thể sống rất quan trọng. Tuy nhiên nếu những chất khác thường được tích trữ trong cơ thể thì kẽm lại bài tiết ra mỗi ngày. Vì thế bạn cần thường xuyên bổ sung đủ lượng kẽm trong bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là một số thực phẩm giàu kẽm bạn không nên bỏ qua.
Hàu
Đây là nguồn thực phẩm hàng đầu giúp bạn bổ sung kẽm. Thông thường, trong 85 gram hàu sẽ có khả năng cung cấp 28,25 mg kẽm. Bạn có thể chế biến chúng thành những món như hấp, hầm, nấu canh hoặc xào.
Tôm cua
Bên cạnh hàu thì tôm cua cũng là nguồn thực phẩm giàu kẽm. Trong 85 gram cua chứa đến 6 mg kẽm và tôm hùm là 3,4 mg. Bạn có thể chế biến chúng thành nhiều kiểu khác nhau như hấp, luộc hoặc xào kèm với các loại gia vị khác để tăng độ đậm đà của thịt.
Thịt bò
Từ trước đến nay, thịt bò được biết đến là món ăn giàu dinh dưỡng. Không chỉ chứa nhiều protein mà chúng còn cung cấp một lượng kẽm rất lớn. Cứ trong 85 gram thịt bò thì có đến 4,9 mg kẽm. Và tất nhiên, cách chế biến chúng cũng đa dạng không kém các loại hải sản. Dù là xào, nấu canh hay làm bít tết thì chúng đều giàu dinh dưỡng và năng lượng.
Thịt gà
Thịt gà được xem là nguồn thực phẩm tuyệt vời dành cho những người có nhu cầu bổ sung kẽm vào cơ thể. Bạn có thể nấu chúng kèm với những loại hạt, rau quả khác nhau để bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác. Thịt gà không quá đắt nên rất phù hợp với túi tiền của đại đa số mọi người.
Các loại hạt
Ngũ cốc không chỉ giúp bổ sung năng lượng và khoáng chất mà chúng còn chứa nhiều kẽm. Nếu hạt bí rang chứa 2,17 mg kẽm/85 gram thì hạt vừng là 2,9 mg và hạt lanh là 1,8 mg. Những con số không hề nhỏ đối với người đang trong tình trạng thiếu kẽm và cần bổ sung.
Đậu
Nhiều người sẽ bất ngờ trước lượng kẽm mà đậu Hà Lan mang lại. Chỉ với nửa bát đậu Hà Lan nhỏ, bạn đã cung cấp cho mình 2,9 mg kẽm và 0,99 mg kẽm đối với đậu nành hoặc đậu tây. Những loại đậu này, bạn có thể dùng chúng trong các món xào, nấu cà ri, sốt chua cay hoặc sấy khô ăn lâu dài.
Mầm lúa mì
Trong 28 gram mầm lúa mì có chứa đến 4,73 mg kẽm. Đây là thực phẩm rất tốt cho những người đang ăn kiêng nhưng cần bổ sung kẽm. Bạn có thể dùng chúng bằng cách cho trực tiếp vào món ngũ cốc buổi sáng hoặc sữa chua. Hay ăn kèm với cháo yến mạch đều sẽ mang lại hiệu quả như nhau.
Sữa chua
Đây là món ăn quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Sữa chua chứa hàm lượng chất béo thấp nhưng lại bổ sung một lượng lớn kẽm cho cơ thể. Con số cụ thể của nó là 1,7 mg/227 gram sữa chua.
Thịt lợn
Để bổ sung kẽm cho cơ thể từ thịt lợn, bên cạnh làm những món truyền thống như kho, xào bạn có thể đa dạng thêm bằng món nướng hoặc chiên. Trong 85 gram thịt lợn cung cấp đến 2,9 mg kẽm nên mỗi tuần bạn có thể ăn từ 2 đến 3 lần.
Qua bài viết có thể thấy được tác dụng của kẽm đối với cơ thể là rất lớn. Nếu luôn bổ sung lượng kẽm đầy đủ, cơ thể sẽ phát triển toàn diện, khung xương chắc khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch,...Vì thế hãy có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để lượng kẽm đủ đáp ứng những nhu cầu cần thiết của cơ thể.