Cừng (sinh khương, can khương, bào khương) có tên khoa học là Zingiber officinale Rose, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Cây gừng được trồng ở mọi miền nước ta để làm gia vị trong các món ăn thức uống hàng ngày và làm thuốc.
Theo nghiên cứu, củ gừng chứa 2-3% tinh dầu gồm các thành thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%).
Bên cạnh đó, trong củ gừng còn chứa một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu gừng chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay (zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất).
Gừng có nhiều công dụng đối với sức khỏe, là thực phẩm không thể thiếu trong gian bếp của mọi gia đình. Gừng sống có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng tươi có tính nóng hơn gừng tươi, làm ấm tỳ vị. Gừng được đốt cháy đen có tác dụng ấm can thận, giáng hư hỏa. Bên cạnh đó, vỏ củ gừng cũng chứa nhiều dược tính, có tác dụng lợi tiểu.
Trong cuộc sống hàng ngày, chị em nội trợ thường thêm gừng tươi vào một số món ăn để làm ấm bụng, giảm tình trạng đau bụng, tiêu chảy. Khi đi tàu xe, để tránh bị cảm giác nôn ói, nên ngậm một ít gừng tươi. Bên cạnh đó, thưởng thức một ít trà gừng mỗi ngày sẽ giúp hạ đường huyết, ngăn ngừa tăng cholesterol trong máu và kích thích hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, có loại gừng non và gừng già, vậy nên dùng loại nào thì tốt cho sức khỏe? Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, Giám đốc Phòng tư vấn sức khỏe và Nghiên cứu Y Dược - Điều trị Nội khoa thuộc Trung tâm Oxy cao áp TPHCM, gừng cũng như các gia vị khác, đều rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải gừng già sẽ tốt hơn gừng tươi. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên mua loại gừng nào thích hợp. Nếu nấu cháo, bạn nên dùng gừng non vì nó chứa ít tinh dầu.
Không cần thiết phải chọn để so sánh tác dụng của gừng non hay gừng già, gừng còn xanh hay gừng vàng,... Chúng ta chỉ cần dùng loại gừng nào mà thấy hợp lý, nấu ăn thấy ngon miệng, uống thấy giảm các triệu chứng bệnh (nếu có).
Dưới đây là một số cách chữa bệnh từ gừng:
Trị lở loét miệng: Uống nước gừng tươi mỗi ngày và súc miệng mỗi ngày 2-3 lần.
Trị sâu răng: Súc miệng bằng nước gừng ấm vào mỗi buổi sáng và tối để phòng ngừa và trị sâu răng hiệu quả.
Trị đau nửa bên đầu: Dùng nước gừng nóng ấm xoa đều trên lòng bàn tay rồi xoa bóp nhẹ nhàng quanh vùng đầu. Chỉ cần thực hiện khoảng 15 phút, cảm giác đau sẽ giảm đáng kể.
Giải rượu bia: Uống trà gừng để thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giúp làm tan lượng cồn trong máu. Bạn có thể pha vào ly nước gừng nóng 1 ít mật ong để đạt hiệu quả cao hơn.
Trị cao huyết áp: Dùng nước gừng tươi nóng ấm ngâm chân khoảng 15-20 phút. Nước gừng ấm sẽ tác động vào các huyệt đạo ở lòng bàn chân, khiến huyết quản giãn nở và giúp huyết áp dần dần hạ xuống.