Uống dừa tươi có tác dụng gì?
Nước dừa là một loại thức uống tươi mát được nhiều người ưa thích, không chỉ thế chúng còn chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Một số công dụng có thể kể đến như:

Ngừa bệnh sỏi thận: Uống nước dừa có tác dụng trong việc hỗ trợ ngăn chặn và điều trị bệnh sỏi thận. Sỏi thận là một tình trạng y khoa phổ biến, xuất hiện khi các tinh thể như canxi và oxalate cùng với các chất khác tích tụ trong nước tiểu, tạo thành những viên sỏi. Những viên sỏi này, khi tăng kích thước, có thể gây ra đau đớn và các triệu chứng không mong muốn khác.
Hỗ trợ chống oxy hóa: Nước dừa được biết đến với hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Các chất chống oxy hóa có trong nước dừa giúp trung hòa và loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi những tác động tiêu cực. Nhờ đó mà uống dừa tươi thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ lão hóa da và các bệnh nguy hiểm liên quan khác.
Uống dừa giảm tình trạng táo bón: Nước dừa tươi có chứa axit lauric, một thành phần quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus. Khi uống vào buổi sáng, nước dừa tươi giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, loại bỏ các ký sinh trùng đường ruột và bổ sung lợi khuẩn. Thêm vào đó, tác dụng nhuận trường của nước dừa tươi còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Nước dừa tươi là một nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Ngoài ra, nước dừa còn có triglyceride chuỗi trung bình, đây là một dạng chất béo giúp đốt cháy mỡ hiệu quả, chất này còn cung cấp năng lượng và làm giảm cảm giác đói.
Ai nên hạn chế uống nước dừa
Dưới đây là 3 nhóm người dưới đây nên hạn chế uống nước dừa, để tránh có những tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Người có tỳ vị hư hàn: Do nước dừa có tính hàn, nếu người có tỳ vị hư hàn uống quá nhiều hoặc uống không đúng cách có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, ợ chua, đầy bụng.
Người huyết áp thấp: Nước dừa có tác dụng hạ huyết áp, nếu uống nó vào buổi sáng có thể dẫn đến huyết áp quá thấp, gây chóng mặt và mệt mỏi. Hơn nữa, nước dừa chứa nhiều kali, không phù hợp cho những người có hàm lượng kali trong máu cao.
Người bị dị ứng với các thành phần của nước dừa: Những người bị dị ứng với các thành phần của nước dừa sau khi uống dễ bị phản ứng dị ứng, xuất hiện các triệu chứng như phát ban, ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện khó thở, thậm chí sốc phản vệ.

Một số lưu ý khi sử dụng nước dừa
- Không nên uống nước dừa vào buổi tối dễ gây khó tiêu.
- Những người có cơ thể thuộc hàn (chậm tiêu, thích uống đồ ấm, da xanh tái, hay bị đau bụng, sôi bụng, tiêu phân lỏng, lạnh tay chân,…) thì không nên thường xuyên sử dụng nước dừa, các loại thảo dược thanh nhiệt vì có thể gây tiêu chảy, hao tổn chân âm,…
- Người suy thận khi sử dụng nước dừa cần cân nhắc lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Trước khi thi đấu thể thao, không nên uống nước dừa.
- Không nên uống quá nhiều nước dừa sẽ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa, đá lạnh và uống vào chiều tối.