Trong trái chanh cung cấp rất nhiều vitamin C, chất xơ và các hợp chất thực vật có lợi khác nhau. Những chất dinh dưỡng này đem lại một số lợi ích cho sức khỏe. Trên thực tế, chanh có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và sức khỏe hệ tiêu hóa.

Công dụng của quả chanh
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Ăn chanh giúp cung cấp vitamin C và các chất chống oxy hóa như flavonoids và carotenoids. Những chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do và vi khuẩn, giúp duy trì sức khỏe của mạch máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hỗ trợ sức khỏe răng miệng: Các nhà nghiên cứu đã cho thấy, vỏ chanh chứa những hợp chất có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ và chống lại các vi khuẩn gây bệnh răng miệng phổ biến. Ăn chanh cũng có tác dụng làm trắng răng, cải thiện tình trạng hôi miệng.
Phòng ngừa bệnh thiếu máu: Trong chanh chứa một số loại chất sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Hơn thế nữa, chanh còn có vitamin C và axit xitric tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt hơn trong chế độ ăn uống của bạn.
Tăng khả năng miễn dịch: Chanh tươi chứa nhiều vitamin C giúp tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, góp phần bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật, giảm các bệnh như cảm cúm, nóng sốt thông thường.

Giảm cân: Chất xơ trong chanh có thể giúp tạo cảm giác no lâu hơn sau khi ăn, từ đó giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn bạn tiêu thụ. Cảm giác no lâu hơn có thể giúp bạn ăn ít hơn và kiểm soát cân nặng.
3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh
Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày
Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày Chanh có tính axit cao, có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương, làm trầm trọng thêm các triệu chứng như đau bụng, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và thậm chí có thể dẫn đến loét dạ dày nặng hơn hoặc gây chảy máu dạ dày.
Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về dạ dày nên tuyệt đối tránh uống nước cốt chanh hoặc các loại đồ uống, thực phẩm có chứa nhiều chanh, đặc biệt là khi bụng đói.
Người mắc các vấn đề về răng miệng
Axit citric trong chanh có thể bào mòn men răng, lớp bảo vệ bên ngoài của răng. Việc tiêu thụ chanh thường xuyên hoặc với lượng lớn có thể làm men răng yếu đi, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ và các tác nhân bên ngoài, tăng nguy cơ sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.

Đối với những người đang bị viêm lợi hoặc loét miệng, axit trong chanh có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình lành vết thương. Nếu vẫn muốn sử dụng chanh, hãy pha loãng với nhiều nước và uống nhanh chóng. Sau khi uống, nên súc miệng kỹ bằng nước lọc để loại bỏ axit còn bám trên răng. Tránh đánh răng ngay sau khi uống nước chanh vì lúc này men răng đang yếu và dễ bị tổn thương hơn.
Người mắc bệnh trào ngược thực quản (gerd)
Tương tự như những người có vấn đề về dạ dày, axit trong chanh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản. Nó có thể kích thích niêm mạc thực quản đã bị tổn thương do axit dạ dày trào ngược lên, gây ra cảm giác nóng rát ở ngực (ợ nóng), khó nuốt và các triệu chứng khó chịu khác. Người mắc GERD nên hạn chế tối đa việc sử dụng chanh và các loại thực phẩm, đồ uống có tính axit cao.