Nước dừa cực tốt nhưng uống vào các thời điểm này lại cực hại

06/06/2025 04:00

Quả dừa là loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam và được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Ngoài cùi dừa làm nguyên liệu trong các món ăn, làm dầu dừa, nước dừa cũng là đồ uống được nhiều người yêu thích. Nước dừa có tên khoa học là cocos nucifera L. Nước dừa thường trong suốt hoặc màu hơi đục, nằm trong phần ruột rỗng của quả dừa. Loại nước này có vị thơm bùi đặc trưng, vị ngọt thanh mát.

Nước dừa cực tốt nhưng uống vào các thời điểm này lại cực hại - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh tác dụng giải khát, nước dừa còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để để tận dụng hết những giá trị dinh dưỡng của nước dừa, đồng thời tránh tác hại có thể xảy ra thì người dùng cần hiểu rõ tác dụng cũng như lưu ý khi uống loại nước này. 

Thời điểm không nên uống nước dừa

Khi đang bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa

Nước dừa nổi tiếng với khả năng nhuận tràng nhẹ và tính mát. Điều này là do hàm lượng chất xơ và các khoáng chất trong dừa có thể kích thích nhu động ruột. Đối với người bình thường, đây là một lợi ích giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

Tuy nhiên, nếu bạn đang bị tiêu chảy, việc uống nước dừa có thể làm tăng tần suất đi ngoài, khiến cơ thể mất nước và điện giải nhanh hơn, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Tương tự, khi bị đầy bụng, khó tiêu, uống nước dừa có thể làm tăng áp lực trong dạ dày và ruột, gây cảm giác khó chịu hơn.

Khi đang bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc ho

Trong y học cổ truyền, nước dừa được xếp vào nhóm thực phẩm có "tính hàn" (lạnh). Khi cơ thể đang yếu do bị cảm lạnh, cảm cúm, hoặc có các triệu chứng như ho, sổ mũi, viêm họng, cơ thể thường có xu hướng "nhiễm lạnh" hoặc cần giữ ấm.

Việc uống nước dừa lạnh vào thời điểm này có thể làm tăng tính hàn trong cơ thể, khiến các mạch máu co lại, làm chậm quá trình lưu thông máu và làm suy yếu hệ miễn dịch tạm thời, từ đó khiến bệnh lâu khỏi hơn hoặc các triệu chứng trở nên nặng hơn. Đặc biệt, nếu bạn bị ho có đờm, nước dừa có thể làm tăng tiết đờm.

Nước dừa cực tốt nhưng uống vào các thời điểm này lại cực hại - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Ngay sau khi tập luyện thể thao cường độ cao

Nhiều người nghĩ rằng nước dừa là thức uống bù nước lý tưởng sau khi vận động mạnh. Tuy nhiên, sau khi tập luyện cường độ cao, cơ thể đang rất nóng và mất nhiều năng lượng. Việc uống nước dừa lạnh ngay lập tức có thể gây sốc nhiệt, làm giảm nhịp tim đột ngột, thậm chí dẫn đến cảm lạnh hoặc mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi khoảng 15-20 phút, để cơ thể dần hạ nhiệt và ổn định lại. Sau đó, bạn có thể uống nước dừa ở nhiệt độ thường hoặc hơi mát, không nên uống quá lạnh.

Vào buổi tối muộn

Uống nước dừa vào buổi tối muộn, đặc biệt là sát giờ đi ngủ, có thể gây ra một số bất tiện và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Nước dừa có tính lợi tiểu, nghĩa là nó sẽ kích thích thận hoạt động nhiều hơn để đào thải nước ra khỏi cơ thể.

Điều này có thể khiến bạn phải thức dậy đi vệ sinh nhiều lần trong đêm, làm gián đoạn giấc ngủ sâu. Hơn nữa, vào ban đêm, quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm hơn. Việc nạp thêm một lượng nước và đường từ nước dừa có thể gây đầy bụng, khó tiêu, tạo cảm giác nặng nề và khó chịu.

Công dụng của nước dừa 

Tốt cho hệ tiêu hóa

Axit lauric trong nước dừa khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành monolaurin có tác dụng kháng kháng khuẩn, kháng virus, chống giun, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nước dừa còn đóng vai trò như một loại thuốc tự nhiên đối với sức khỏe đường ruột, đặc biệt khi bạn gặp các vấn đề như táo bón, tiêu chảy,...

Nước dừa cực tốt nhưng uống vào các thời điểm này lại cực hại - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Uống nước dừa hàng ngày có tác dụng gì với hệ tim mạch? Theo các chuyên gia, người bị huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Trong khi đó, nước dừa lại có chứa nhiều kali và axit lauric có khả năng điều hòa huyết áp hiệu quả. Nước dừa còn có thể làm tăng cholesterol HDL, giúp ngăn cản sự hình thành huyết khối, phòng ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ.

Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nước dừa có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu, qua đó cải thiện hiệu quả triệu chứng trên bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều magie giúp tăng độ nhạy insulin, vì thế nhiều chuyên gia cho rằng nước dừa có thể được bổ sung vào thực đơn ăn uống của người tiền đái tháo đường và tiểu đường type 2.

Hỗ trợ phòng ngừa hình thành sỏi thận

Uống nước dừa hàng ngày có tác dụng gì với hệ tiết niệu? Không chỉ tốt cho tiêu hóa, tim mạch, nước dừa còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm ở hệ tiết niệu như sỏi thận. Uống nước dừa thường xuyên sẽ hỗ trợ ngăn ngừa hình thành sỏi thận hoặc sỏi trong hệ tiết niệu hiệu quả nhờ chu trình phân giải oxalat nồng độ cao trong nước tiểu.

TIN LIÊN QUAN

Khám phá gạc nhung hươu ByPlay Sumo Deer Antler Liquid cùng doanh nhân Maria Tuyền

Lưu Thị Thanh Tuyền, hay còn gọi là Maria Tuyền, không chỉ là một nhân vật nổi tiếng trong...

Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Sản Phẩm Vàng Vì Sức Khỏe Cộng Đồng năm 2024”

Đây là lần thứ chín liên tiếp Herbalife Việt Nam vinh dự được xét chọn trao giải thưởng uy tín...

Những điều nên và không nên chăm sóc da trước và sau khi tập luyện

Ưu tiên chăm sóc da là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì làn da khỏe...

Mẹo kiểm soát bã nhờn để ngăn ngừa gàu!

Gàu và ngứa là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, với một trong những cách ngăn ngừa gàu là...

Beta carotene là gì? Vì sao chúng ta cần bổ sung beta carotene cho cơ thể?

Khi bạn ăn các loại rau lá xanh, đừng quên bổ sung cả những loại có màu vàng và đỏ,...

7 lý do bạn nên uống nước muối ấm mỗi ngày!

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao người ta lại thêm muối vào nước uống của mình không?

5 loại tinh dầu khử mùi cơ thể tốt nhất

Bạn muốn giải quyết vấn đề mùi cơ thể của mình? Thay vì thử những loại nước hoa đắt tiền,...

TIN MỚI NHẤT

Xem thêm

Đăng ký tư vấn chăm sóc da miễn phí