Những loại thức ăn tốt cho dạ dày cần thêm ngay vào khẩu phần ăn hàng ngày

03/12/2019 09:30 Thảo Đỗ (T.H)

Những loại thức ăn tốt cho dạ dày

1. Chuối

Vì sao nói chuối là một trong những loại thức ăn tốt cho dạ dày? Chuối được xếp đầu trong danh mục những món ăn tốt cho dạ dày vì chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch vị, làm giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.

Theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan - Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại Học Georgetown (Washington, Mỹ): Thành phần của chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

thuc an tot cho da day
Chuối là một trong những loại thức ăn tốt cho dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

Thời điểm ăn tốt nhất là khi bụng no, nửa tiếng sau bữa ăn chính và không được ăn khi bụng rỗng. Bạn nên ăn chuối sứ, chuối tây, chuối cau,… không nên ăn chuối tiêu.

2. Thực phẩm thô, chưa qua chế biến quá nhiều

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, việc ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh chế là giải pháp hữu hiệu trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các chứng bệnh về đau/loét dạ dày.

Thực phẩm thô hay các loại hạt nguyên cám bao gồm gạo lứt, nếp lứt, bắp, các loại đậu, một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí… còn nguyên lớp màng ngoài của hạt là những đồ ăn tốt cho dạ dày. Trong thực phẩm thô có chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng, những vitamin nhóm B rất cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng, bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

3. Táo

thuc an tot cho da day 2
Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp quá trình bài tiết thuận lợi hơn, hữu ích với người bị táo bón.

4. Bánh mì nướng

Bánh mì nướng tạo thêm axit nhẹ trong dạ dày, khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là bạn hãy tránh xa phối hợp với bơ và mứt cho đến khi dạ dày ổn định hơn. Bánh mì nướng là bữa sáng cho người đau dạ dày khá lành mạnh.

5. Canh/Soup

Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên ăn các loại canh/soup. Một phần vì thức ăn đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể. Đây là cách chế biến món ăn dễ tiêu cho người đau dạ dày.

6. Trà thảo dược hoa cúc

thuc an tot cho da day 3
Trà hoa cúc giúp ngăn các triệu chứng khó chịu, đầy bụng - Ảnh minh họa: Internet

Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các triệu chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm trong dạ dày.

7. Nước dừa

Nước dừa được xếp hạng thứ 2 trong nhóm chất lỏng tinh khiết, chỉ sau nước tinh khiết. Nước dừa chứa nhiều chất điện phân, canxi, kali, magie… và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.

8. Gừng

Người ta khuyên rằng, việc bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như: Uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

9. Cây thì là

Thì là chứa nhiều anethole - chất có tác dụng kích thích tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Thì là cũng là nguồn phong phú axit aspartic, giúp chống đầy hơi. Đó là lý do vì sao nhiều người có thói quen nhai hạt thì là sau bữa ăn như một loại thức ăn tốt cho dạ dày.

10. Sữa chua

thuc an tot cho da day 4
Sữa chua là nguồn phong phú probiotic - Ảnh minh họa: Internet

Sữa chua là nguồn phong phú probiotic (men vi sinh), chịu trách nhiệm điều hòa hoạt động trong ruột như: Sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa. Nên ăn sữa chua khi ăn no, thời điểm ăn tốt nhất là buổi tối và 1 tiếng sau khi ăn cơm, đây là một trong những món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày.

11. Cây bạc hà

Bạc hà được dùng điều trị chứng khó tiêu, đau bụng, ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và chứng đau đầu. Trà bạc hà cay có thể giúp giảm đau họng.

12. Cỏ cà ri

Lá và hạt cỏ cà ri hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm táo bón và giúp khắc phục chứng đầy hơi. Bạn có thể ngâm hạt cỏ cà ri qua đêm và ăn chúng vào sáng hôm sau để giúp giảm các rối loạn tiêu hóa.

13. Bột nghệ và mật ong

thuc an tot cho da day 5
Hỗn hợp mật ong và tinh bột nghệ có tác dụng rất tốt cho dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

Hỗn hợp mật ong và tinh bột nghệ có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện bệnh đau dạ dày. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ trong dạ dày, giảm kích ứng dạ dày, trong khi nghệ giúp chống viêm, giảm tiết dịch, kiềm nồng độ acid của dịch vị và là món ăn chữa đau dạ dày được nhiều người ưa chuộng.

14. Quả bơ

Kali và chất xơ có trong bơ rất thân thiện với dạ dày. Thường xuyên ăn bơ giúp bệnh nhân giảm các cơn đau bụng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn.Bạn có thể ăn cả quả bơ, xay làm sinh tố hoặc ăn chung với bánh sandwich cùng một chút sữa.

Những loại thức ăn có hại cho sức khỏe dạ dày nên tránh

Ngoài những thực thức ăn tốt cho dạ dày, chúng ta đặc biệt là những người bị đau dạ dày cần lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm có hại như sau:

1. Các loại thực phẩm cay, nóng

thuc an tot cho da day 6
Những thực phẩm cay làm lượng axit trong dạ dày tăng lên - Ảnh minh họa: Internet

Những thực phẩm này làm lượng axit trong dạ dày tăng lên, gây cảm giác đau, khiến chứng viêm loét trở lên nặng hơn. Ngoài ra, chúng còn gây kích ứng dạ dày và hình thành các vết loét. Vì vậy, nếu sức khỏe dạ dày kém, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm như: ớt, tiêu, tỏi, các món ăn quá nóng hoặc có tính nóng để đảm bảo dạ dày được khỏe mạnh.

2. Các loại đậu hoặc sản phẩm chế biến từ đậu

Trong đa số các loại đậu đều có chứa Fodmaps – một loại đường thuộc nhóm carbs. Đối với người bình thường, chất này cung cấp nhiên liệu cho các lợi khuẩn tiêu hóa và không gây ra bất kỳ tác hại nào cho cơ thể.

Ngược lại, với người bị đau dạ dày hoặc vấn đề về tiêu hóa không tốt thì rất dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy do một loại khí thoát ra trong quá trình lên men. Dó đó, nếu bạn có vấn đề về dạ dày nên hạn chế ăn đậu. Nếu vẫn muốn ăn bạn nên chia nhỏ thành các bữa trong tuần, mỗi lần chỉ nên ăn một ít để tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.

3. Các loại thức ăn có tính axit

Một số loại thực phẩm giàu tính axit bao gồm cam, chanh, me, bưởi…, các loại trái cây còn xanh, các món muối chua như: dưa, cà, thịt muối, nem chua… Những thực phẩm này khi ăn sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày. Bên cạnh đó, chúng khiến dạ dày co bóp mạnh và kích thích sản sinh acid để tiêu hóa.

4. Các chất kích thích

Tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, soda, nước ngọt… bởi chúng là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm loét dạ dày, nguy cơ dẫn tới thủng dạ dày hoặc chảy máu dạ dày rất nguy hiểm.

5. Thực phẩm, đồ uống lạnh

Thông thường, hệ tiêu hóa của bệnh nhân bị đau dạ dày rất kém, vì vậy ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh có thể gây kích thích dạ dày, khiến dạ dày hoạt động mạnh hơn và làm bệnh ngày càng trở lên trầm trọng. Đặc biệt, uống nước lạnh ngay sau mỗi bữa ăn là một thói quen ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe.

Bởi khi bạn vừa ăn xong, thức ăn chưa kịp tiêu hóa và vẫn còn tồn tại trong dạ dày. Ngay lúc này nếu bạn uống nước lạnh sẽ làm cho dạ dày phải mở rộng quá mức đồng thời lưu lượng máu di chuyển đến các cơ quan bị giảm xuống gây ảnh hưởng cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, dễ gây ra bệnh tiêu chảy và đau dạ dày. Vì vậy, người bị đau dạ dày nên kiêng các thực phẩm, đồ uống lạnh.

Một số lời khuyên về ăn uống đối với người bị bệnh dạ dày

Người bệnh dạ dày cần lưu ý một số điều sau: Nên ăn thức ăn mềm, hạn chế chiên xào, tăng cường luộc hấp, không nên ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng lên sinh ra nhiều axit có hại, khi ăn nên nhai kỹ, bởi khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng giảm axit và bão hòa axit trong dạ dày.

Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan; các yếu tố tâm lý căng thẳng, lo âu, xúc động mạnh cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới dạ dày tiết nhiều axit.

Sức khỏe của dạ dày sẽ quyết định sức khỏe tổng thể của con người. Vì vậy, chúng ta cần ý thức hơn trong ăn uống, chọn các loại thức ăn tốt cho dạ dày, tránh các thực phẩm có hại hoặc các thói quen xấu để giữ gìn sức khỏe dạ dày nói riêng và sự khỏe mạnh của cơ thể nói chung.

TIN LIÊN QUAN

Người bị trào ngược dạ dày: Nên và không nên ăn gì?

Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và những thực...

Khám phá gạc nhung hươu ByPlay Sumo Deer Antler Liquid cùng doanh nhân Maria Tuyền

Lưu Thị Thanh Tuyền, hay còn gọi là Maria Tuyền, không chỉ là một nhân vật nổi tiếng trong...

Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Sản Phẩm Vàng Vì Sức Khỏe Cộng Đồng năm 2024”

Đây là lần thứ chín liên tiếp Herbalife Việt Nam vinh dự được xét chọn trao giải thưởng uy tín...

Herbalife Việt Nam hân hạnh tài trợ Cuộc thi “Sinh viên thế hệ mới 2023” được tổ chức bởi đài Truyền Hình VTV

Đây là một sân chơi thú vị khuyến khích các bạn sinh viên cùng học tập và rèn luyện các...

Hé lộ địa chỉ bán tranh treo decor cao cấp, độc đáo nhất hiện nay

Trang trí không gian sống của gia đình bằng tranh decor cao cấp là xu hướng được ưa chuộng hiện...

Dịch vụ bọc răng sứ an toàn, chất lượng cao tại nha khoa Shark

Bọc răng sứ hiện nay rất thịnh hành, và là ,một trong những dịch vụ thế mạnh tại nha khoa...

Những điều nên và không nên chăm sóc da trước và sau khi tập luyện

Ưu tiên chăm sóc da là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì làn da khỏe...

TIN MỚI NHẤT

Xem thêm

Đăng ký tư vấn chăm sóc da miễn phí