'Ăn tim bổ tim, ăn gan bổ gan': Bác sĩ dinh dưỡng nói gì?

03/12/2019 14:21 Bác sĩ CKI Trần Trúc Bình

Một số chất dinh dưỡng có nhiều trong các phủ tạng

Để biết quan niệm ăn tim bổ tim, ăn gan bổ gan của nhiều người có đúng hay không, ta cần phải biết được các loại phủ tạng này chứa nhiều chất dinh dưỡng nào.

Theo đó, hàm lượng có trong 100g thực phẩm ăn được dựa theo bảng thống kê:

'Ăn tim bổ tim, ăn gan bổ gan': Bác sĩ dinh dưỡng nói gì? - Ảnh 1

Như vậy có thể thấy phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo. Các loại tim, gan chứa nhiều sắt và vitamin A. Tuy nhiên, nhược điểm chủ yếu của các loại phủ tạng là chứa nhiều chất béo. Hàm lượng cholesterol chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt trong gan động vật. 

Tim, gan có tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu do thiếu sắt rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Các loại phủ tạng này cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.

'Ăn tim bổ tim, ăn gan bổ gan': Bác sĩ dinh dưỡng nói gì? - Ảnh 2
Nguồn sắt trong tim, gan có thể phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản - Ảnh minh họa: Internet

Mặt khác, các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như: Tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân - béo phì...

Vì vậy, người cao tuổi nên ăn hạn chế. Người mắc một số bệnh nói trên không nên ăn các loại phủ tạng này.

Quan niệm "ăn gì bổ nấy" là không đúng

Vì không có cơ sở khoa học. Đối với quan niệm "ăn tim bổ tim", người bị bệnh tim mạch thường hay có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Ăn nhiều tim động vật sẽ làm cholesterol máu tăng cao rất nguy hiểm.

Còn quan niệm "ăn gan bổ gan" thì như thế nào? Gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu và suy dinh dưỡng. Như vậy, ăn gan là tốt, không phải là độc.

'Ăn tim bổ tim, ăn gan bổ gan': Bác sĩ dinh dưỡng nói gì? - Ảnh 3
Người cao tuổi nếu mắc một số bệnh đặc thù nên hạn chế ăn gan động vật - Ảnh minh họa: Internet

Cần chú ý phải chọn mua gan của những động vật không bị bệnh với đặc điểm gan màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt gan.

Khi mua về cắt lát mỏng rửa sạch bằng nước lạnh rồi lấy giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan. Các chất độc có trong máu của gan từ đó sẽ được loại bỏ, chỉ còn các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.

Tóm lại, ăn phủ tạng động vật tốt với người này nhưng lại có thể không tốt đối với người khác. Trẻ em, phụ nữ có thai cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ăn các loại phủ tạng, nhưng khi ăn cũng chỉ nên vừa phải. Mỗi tuần ăn từ 2 - 3 lần, mỗi lần ăn từ 50 - 70g đối với người lớn. Trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa.

Chọn phủ tạng động vật chế biến món ăn như thế nào?

Khi mua phủ tạng động vật nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt gan, tim dẻo, còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn. Không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi.

Tốt nhất là biết được nguồn gốc các loại phủ tạng này tại nơi giết mổ đã qua kiểm dịch, từ những con vật khoẻ mạnh không mắc bệnh.

Thịt nội tạng (gan, tim, không nên dùng gan cá biển) có thể cho bé từ 10 tháng tuổi dùng nhằm cung cấp vitamin A và một số chất khoáng. Đối với gan ngỗng là từ 12 tháng tuổi. Tần suất ăn không quá 2 ngày/tuần. 

Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng tốt nhất không nên dùng quá nhiều 1 loại và hơn 3 lần/tuần vì sẽ gây gánh nặng lên thận của bé. Cũng không nên dùng bầu dục (cật) của động vật cho bé.

'Ăn tim bổ tim, ăn gan bổ gan': Bác sĩ dinh dưỡng nói gì? - Ảnh 4
Bé từ 10 tháng tuổi có thể bổ sung gan, tim vào thực đơn ăn dặm - Ảnh minh họa: Internet

Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng hoặc từ động vật (đặc biệt gia súc chăn nuôi) được nuôi sạch hoặc tại gia đình. Nếu gia súc được nuôi sử dụng thức ăn không sạch chứa nhiều chất tăng trưởng, tuyệt đối không nên dùng nội tạng.

BS CK I Trần Trúc Bình

Chuyên gia dinh dưỡng NutiFood

 

TIN LIÊN QUAN

Người bị trào ngược dạ dày: Nên và không nên ăn gì?

Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và những thực...

Loại rau mọc đầy vườn nhà cho không ai lấy hóa ra lại là ‘nữ hoàng chống ung thư’, tốt hơn cả ‘thần dược’

Là loại rau dân dã, mọ hoang nhưng rau lang lại rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khả...

Đậu bắp rất tốt cho sức khỏe, nhưng với 4 nhóm người này thì ‘đại kỵ’ nên tránh xa

Đậu bắp là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới...

Bí quyết vàng bồi bổ tăng cường sức khỏe từ Mỹ

Xu hướng chăm sóc sức khỏe hiện đại không chỉ dừng lại ở việc chữa bệnh mà còn đặt trọng...

Tác dụng chữa bệnh của lá ổi, nhiều người tiếc hùi hụi vì bỏ qua bài nhiều bài thuốc quá hay

Lá ổi được xem là bài thuốc dân gian được nhiều người tin dùng, vì chúng mang đến hiệu quả...

Không ngờ thịt vịt giá rẻ mà chế biến được thành nhiều đặc sản lại có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lại ngon miệng và tốt cho sức khỏe nên...

Đánh bay vệt ố vàng với bí quyết làm trắng răng đơn giản này

Cách tốt nhất để giữ cho răng không còn vàng là tránh hút thuốc lá, uống quá nhiều cà phê...

TIN MỚI NHẤT

Xem thêm

Đăng ký tư vấn chăm sóc da miễn phí