Tác dụng của Vitamin E với sức khỏe con người: Vitamin E có thực sự vô hại?

29/07/2019 12:00 Thảo Đỗ (Theo WebMD)

Tác dụng của Vitamin E với sức khỏe

Điều trị thiếu vitamin E

Uống vitamin E có hiệu quả để ngăn ngừa và điều trị thiếu vitamin E.

Bệnh Alzheimer

Tác dụng của Vitamin E có thể làm chậm sự suy giảm trí nhớ ở những người mắc bệnh Alzheimer nặng và vừa phải. Tuy nhiên, vitamin E dường như không ngăn hoàn toàn việc tiến triển từ các vấn đề về trí nhớ nhẹ sang bệnh Alzheimer toàn phát.

Rối loạn máu (beta-thalassemia)

Uống vitamin E có lợi cho trẻ em mắc chứng rối loạn đông máu beta-thalassemia và thiếu vitamin E.

Ung thư bàng quang

Uống 200 IU vitamin E trong hơn 10 năm có thể giúp ngăn ngừa tử vong do ung thư bàng quang.

Rò rỉ thuốc hóa trị vào mô xung quanh

Bôi vitamin E cho da cùng với Dimethyl sulfoxide (DMSO) có hiệu quả để điều trị rò rỉ hóa trị liệu vào các mô xung quanh.

Tổn thương thần kinh liên quan đến hóa trị

Uống vitamin E (alpha-tocopherol) trước và sau khi điều trị bằng hóa trị liệu Cisplatin có thể làm giảm nguy cơ tổn thương thần kinh.

tac dung cua vitamin e 1
Bổ sung vitamin E từ thực phẩm là con đường lành tính nhất - Ảnh minh họa: Internet

Sa sút trí tuệ

Nghiên cứu cho thấy những người đàn ông tiêu thụ vitamin E và vitamin C sẽ giảm nguy cơ mắc một số dạng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên lại không làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ Alzheimer.

Đau bụng kinh

Uống vitamin E trong 2 ngày trước và trong 3 ngày sau khi hành kinh giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng, thời gian và giảm lượng máu mất đi do kinh nguyệt.

Vấn đề về thận ở trẻ em (xơ cứng cầu thận)

Có một số bằng chứng cho thấy uống vitamin E có thể cải thiện chức năng thận ở trẻ em bị xơ cứng cầu thận.

Thiếu G6PD

Một số nghiên cứu cho thấy dùng vitamin E đường uống đơn lẻ hoặc dùng cùng với selen có thể có lợi cho những người mắc chứng rối loạn di truyền thiếu G6PD.

Bệnh Huntington

Vitamin E tự nhiên (RRR-alpha-tocopherol) có thể cải thiện các triệu chứng ở những người mắc bệnh Huntington sớm.

Vô sinh nam

Uống vitamin E giúp cải thiện tỷ lệ có con cho nam giới có vấn đề về khả năng sinh sản.

Chảy máu trong hộp sọ

Uống vitamin E có hiệu quả để điều trị chảy máu trong hộp sọ ở trẻ sinh non.

Chảy máu trong hệ thống não thất

Uống vitamin E có hiệu quả để điều trị chảy máu trong hệ thống não thất ở trẻ sinh non.

Dung nạp thuốc nitrat trong điều trị bệnh tim mạch

Có một số bằng chứng cho thấy uống vitamin E hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa dung nạp nitrat.

Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu

Uống vitamin E hàng ngày giúp cải thiện triệu chứng ở người lớn và trẻ em.

Bệnh Parkinson

Bằng chứng ban đầu cho thấy rằng lượng vitamin E trong chế độ ăn uống có thể liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, dùng vitamin E tổng hợp lại không có lợi ích gì cho những người mắc bệnh Parkinson.

Phẫu thuật mắt bằng laser (phẫu thuật cắt bỏ giác mạc)

Uống vitamin A liều cao cùng với vitamin E (alpha-tocopheryl nicotinate) hàng ngày giúp cải thiện khả năng chữa bệnh và thị lực ở những người trải qua phẫu thuật mắt bằng laser.

tac dung cua vitamin e 2
Sử dụng vitamin E theo đúng liều lượng để đảm bảo lợi ích sức khỏe, tránh tác hại - Ảnh minh họa: Internet

Hoạt động thể chất

Nghiên cứu cho thấy việc tăng lượng vitamin E trong chế độ ăn uống có liên quan đến việc cải thiện hiệu suất thể chất và sức mạnh cơ bắp ở người già.

Bệnh võng mạc do sinh non

Uống vitamin E có hiệu quả để điều trị bệnh về mắt gây ra bệnh võng mạc do sinh non ở trẻ sơ sinh.

Viêm khớp dạng thấp

Vitamin E cùng với điều trị tiêu chuẩn tốt hơn so với điều trị tiêu chuẩn đơn thuần để giảm đau ở những người bị bệnh. Tuy nhiên, sự kết hợp này không làm giảm sưng khớp.

Cháy nắng

Dùng vitamin E liều cao cùng với vitamin C giúp bảo vệ chống viêm da sau khi tiếp xúc với tia UV. Tuy nhiên, chỉ sử dụng một mình vitamin E không mang lại lợi ích tương tự.

Rối loạn vận động

Uống vitamin E giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến rối loạn vận động (rối loạn vận động muộn). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy vitamin E không cải thiện các triệu chứng nhưng có thể ngăn ngừa các triệu chứng xấu đi.

Viêm màng bồ đào

Uống vitamin E và vitamin C giúp cải thiện thị lực nhưng không làm giảm sưng ở những người bị viêm màng bồ đào.

Tác dụng của vitamin E với buồng trứng và cơ quan sinh sản nữ giới

Vitamin E là một vitamin tan trong chất béo, rất cần thiết trong nhiều quá trình sinh lý. Ở phụ nữ, vitamin E đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và duy trì chức năng sinh sản.

Sự thiếu hụt vitamin E có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản. Ngược lại, vì vitamin E tan trong chất béo, lượng vitamin E dư thừa có thể dẫn đến tác dụng phụ bất lợi.

tac dung cua vitamin e 3
Vitamin E không phải là vitamin vô hại - Ảnh minh họa: Internet

Vitamin E giúp cơ thể sản xuất các hóa chất gọi là prostaglandin giúp điều hòa việc sản xuất hormone prolactin. Prolactin hoặc hormon luteotropic hỗ trợ quá trình rụng trứng. Duy trì mức độ prolactin cân bằng là rất quan trọng đối với hệ thống sinh sản nữ và nó được coi là một gonadotropin, một hormone giới tính, thúc đẩy chức năng sinh sản.

Mặt khác, hàm lượng vitamin E cao làm suy giảm khả năng đông máu. Ở phụ nữ, điều này có thể làm cho thời gian hành kinh kéo dài hơn và có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng thông qua mất máu quá mức.

Thiếu vitamin E có sao không?

Thiếu vitamin E có thể là kết quả của việc thiếu vitamin E trong chế độ ăn uống hoặc cơ thể không có khả năng hấp thụ vitamin E. Trong cả hai trường hợp, thiếu vitamin E có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể theo nhiều cách.

Thiếu vitamin E có thể gây thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp, có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone giới tính của cơ thể.

Tác dụng phụ của vitamin E khi sử dụng dư thừa

Vitamin E là một loại vitamin tan trong chất béo, nếu tiêu thụ quá nhiều cơ thể sẽ lưu trữ lại thay vì loại bỏ qua nước tiểu như với các vitamin tan trong nước. Vitamin E dư thừa có thể gây độc cho cơ thể và gây các tác dụng phụ của vitamin E khá nghiêm trọng.

Với bệnh tim – tiểu đường

Nếu bạn mắc bệnh tim hoặc tiểu đường, không dùng vitamin E liều 400 IU/ngày trở lên. Một số nghiên cứu cho thấy rằng liều cao có thể làm tăng nguy cơ tử vong và có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Liều càng cao, nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng càng lớn.

tac dung cua vitamin e 4
Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ suy tim ở những người mắc bệnh tiểu đường, những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh dùng vitamin E liều cao - Ảnh minh họa: Internet

Xuất huyết não

Thừa vitamin E có thể làm tăng khả năng bị đột quỵ nghiêm trọng: xuất huyết, chảy máu vào não. Một số nghiên cứu cho thấy dùng vitamin E với liều 300 - 800 IU mỗi ngày có thể làm tăng 22% khả năng đột quỵ do xuất huyết não ở những người nguy cơ cao. 

Tuy nhiên, ngược lại vitamin E có thể làm giảm khả năng bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. 

Tạo hình mạch, thủ thuật tim

Tránh dùng các chất bổ sung có chứa vitamin E hoặc các vitamin chống oxy hóa khác (beta-carotene, vitamin C) ngay trước và sau khi nong mạch vành mà không có sự giám sát của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Những vitamin này có thể ảnh hưởng đến việc chữa bệnh.

Đau tim

Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người có tiền sử đau tim. Những người có tiền sử đau tim nên tránh dùng vitamin E liều cao.

Thiếu vitamin K

Vitamin E có thể làm trầm trọng thêm vấn đề đông máu ở những người có mức vitamin K quá thấp.

Rối loạn đông máu

Tác dụng của Vitamin E có thể làm rối loạn đông máu nặng hơn. Nếu bạn bị rối loạn đông máu, tránh bổ sung vitamin E.

Ung thư tuyến tiền liệt

Có quan điểm cho rằng việc uống vitamin E có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Về lý thuyết, việc bổ sung vitamin E có thể làm trầm trọng thêm bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở những người đàn ông đã mắc bệnh này.

Ảnh hưởng phẫu thuật

Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng sử dụng vitamin E ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Dùng vitamin E khi mang thai được không?

Khi mang thai, cơ thể chị em sẽ cần lượng vitamin E cao hơn do tăng thể tích máu. Tuy nhiên, vitamin E dư thừa khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật tim bẩm sinh.

Mức vitamin E cân bằng rất quan trọng đối với việc duy trì và sức khỏe của các mô trong cơ thể và sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Một lượng nhỏ vitamin E được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai nhưng phải thận trọng để tránh thừa vitamin E.

Dùng vitamin E khi cho con bú được không?

Vitamin E khá an toàn khi uống đủ lượng khuyến cáo hàng ngày trong thời gian cho con bú.

Cách sử dụng vitamin E cho trẻ sơ sinh và trẻ em

Lượng vitamin E tối đa được xem là an toàn cho trẻ em dựa trên độ tuổi.

  • Dưới 200 mg mỗi ngày là an toàn cho trẻ em từ 1 đến 3 tuổi.
  • Ít hơn 300 mg mỗi ngày là an toàn cho trẻ em từ 4 đến 8 tuổi.
  • Ít hơn 600 mg mỗi ngày là an toàn cho trẻ em từ 9 đến 13 tuổi.
  • Dưới 800 mg mỗi ngày là an toàn cho trẻ em từ 14 đến 18 tuổi.
  • Vitamin E (alpha-tocopherol) không được tiêm tĩnh mạch (IV) cho trẻ sinh non với liều cao.

Cách sử dụng vitamin E theo từng bệnh trạng

  • Thiếu vitamin E: liều điển hình ở người lớn là 60 - 75 IU mỗi ngày.
  • Rối loạn vận động: RRR-alpha-tocopherol (vitamin E tự nhiên) 1600 IU mỗi ngày.
  • Cải thiện khả năng sinh sản của nam giới: 200-600 IU mỗi ngày.
  • Bệnh Alzheimer: có thể lên tới 2000 IU mỗi ngày. Liệu pháp kết hợp donepezil (Aricept) 5mg và vitamin E 1000 IU mỗi ngày đã được sử dụng để làm chậm sự suy giảm trí nhớ ở những người mắc bệnh Alzheimer.
  • Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu: 800 IU mỗi ngày ở người lớn, 400 - 1200 IU mỗi ngày ở trẻ em.
  • Đau đầu do bệnh Huntington: RRR-alpha-tocopherol (vitamin E tự nhiên) 3000 IU.
  • Đau viêm khớp dạng thấp: vitamin E 600 IU hai lần mỗi ngày.
  • Ngăn ngừa tổn thương thần kinh do Cisplatin: vitamin E 300 mg mỗi ngày với mỗi lần điều trị hóa trị và tối đa 3 tháng sau khi ngừng điều trị bằng Cisplatin.
tac dung cua vitamin e 5
Đơn vị UI và miligram là hoàn toàn khác nhau - Ảnh minh họa: Internet
  • Cải thiện hiệu quả của nitrat sử dụng cho bệnh tim: vitamin E 200 mg, 3 lần/ ngày.
  • Trẻ em bị xơ hóa cầu thận: vitamin E 200 IU.
  • Thiếu G6PD: vitamin E 800 IU mỗi ngày.
  • Đau bụng kinh: vitamin E 200 IU hai lần/ngày hoặc 500 IU mỗi ngày, bắt đầu 2 ngày trước kỳ kinh nguyệt và tiếp tục trong 3 ngày đầu hành kinh.
  • Phẫu thuật cắt bỏ giác mạc: 230 mg vitamin E (alpha-tocopheryl nicotinate) và vitamin A (retinol palmitate) 25.000 đơn vị, 3 lần/ngày trong 30 ngày, sau đó hai lần/ngày trong 2 tháng.
  • Xơ hóa do phóng xạ: vitamin E 1000 IU mỗi ngày kết hợp với pentoxifylline 800 mg.
  • Beta-thalassemia: vitamin E 750 IU mỗi ngày.
  • Ngăn ngừa huyết áp cao khi mang thai (tiền sản giật) ở phụ nữ có nguy cơ cao: vitamin E 400 IU với vitamin C 1000 mg mỗi ngày.

Liều dùng cho vitamin E có thể gây nhầm lẫn do trong các hướng dẫn chế độ ăn uống được khuyến nghị  đối với vitamin E tính bằng miligam. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm vẫn được dán nhãn theo đơn vị quốc tế (IU) và kèm theo hệ quy chiếu khi đổi sang miligram theo từng chế phẩm.

Có thể thấy, tác dụng của Vitamin E là rất tốt nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên vitamin E không phải là một vitamin vô hại, do đó cần cẩn trọng khi sử dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe trước khi bổ sung bằng đường uống, tích cực bổ sung qua thực phẩm là con đường lành tính nhất.

Nguồn: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-954/vitamin-e

TIN LIÊN QUAN

Herbalife Việt Nam hân hạnh tài trợ Cuộc thi “Sinh viên thế hệ mới 2023” được tổ chức bởi đài Truyền Hình VTV

Đây là một sân chơi thú vị khuyến khích các bạn sinh viên cùng học tập và rèn luyện các...

Hé lộ địa chỉ bán tranh treo decor cao cấp, độc đáo nhất hiện nay

Trang trí không gian sống của gia đình bằng tranh decor cao cấp là xu hướng được ưa chuộng hiện...

Dịch vụ bọc răng sứ an toàn, chất lượng cao tại nha khoa Shark

Bọc răng sứ hiện nay rất thịnh hành, và là ,một trong những dịch vụ thế mạnh tại nha khoa...

Những điều nên và không nên chăm sóc da trước và sau khi tập luyện

Ưu tiên chăm sóc da là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì làn da khỏe...

Mẹo kiểm soát bã nhờn để ngăn ngừa gàu!

Gàu và ngứa là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, với một trong những cách ngăn ngừa gàu là...

Beta carotene là gì? Vì sao chúng ta cần bổ sung beta carotene cho cơ thể?

Khi bạn ăn các loại rau lá xanh, đừng quên bổ sung cả những loại có màu vàng và đỏ,...

7 lý do bạn nên uống nước muối ấm mỗi ngày!

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao người ta lại thêm muối vào nước uống của mình không?

TIN MỚI NHẤT

Xem thêm

Đăng ký tư vấn chăm sóc da miễn phí