Nội dung bài viết
- Những bộ phận nào của quả bầu có tác dụng chữa bệnh?
- Những tác dụng của quả bầu với sức khỏe
- Một vài bài thuốc trị bệnh từ quả bầu
Những bộ phận nào của quả bầu có tác dụng chữa bệnh?
Thông thường, nhiều bà nội trợ có thói quen khoét bỏ ruột và hạt của quả bầu khi chế biến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu như tất cả các bộ phận của bầu như lá, tua cuốn, hoa và cả rễ bầu đều có tác dụng chữa bệnh.
Hạt bầu
Khi sơ chế bầu để nấu ăn, bạn chỉ nên khoét bỏ những hạt bầu già, với những hạt bầu non nên để lại vì chúng chứa nhiều vitamin và dưỡng chất. Đặc biệt ăn hạt bầu còn giúp trị đau đầu và giun sáng. Bên cạnh đó, với những người bị viêm lợi, tụt lợi có thể dùng hạt bầu nấu nước súc miệng.
Lá bầu
Lá bầu dùng làm rau mặc dù là món ăn khá cầu kỳ trong khâu chế biến nhưng vẫn được nhiều gia đình lựa chọn đưa vào mâm cơm hằng ngày. Loại rau này rất giàu chất xơ nên giúp người ăn nhanh no và không sợ tăng cân.
Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền bài thuốc ăn lá bầu chữa sỏi thận, tiểu ít hoặc tiểu khó. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng người.
Tua bầu
Tác dụng của quả bầu không chỉ thể hiện ở phần ruột và lá mà còn ở cả tua bầu. Khi còn non, tua bầu đem luộc chín hoặc xào ăn với cơm rất ngon. Đặc biệt khi nấu làm nước tắm còn có thể trị được chứng mẩn ngứa, rôm sảy vào mùa hè oi bức.
Hoa bầu
Trong Y học cổ truyền, hoa bầu khi ăn chung với hải sản có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt. Đặc biệt với những người thường xuyên hoạt động ngoài trời hoặc tập luyện thể thao cường độ mạnh có thể đun hoa bầu lấy nước uống, tránh trường hợp bị mất nước đột ngột.
Thịt bầu
Có thể nói, tác dụng của quả bầu tập trung nhiều nhất ở phần thịt. Thịt bầu có tính hàn, vị ngọt hơi nhạt nên giúp giải nhiệt, giải độc, trị chứng đái dắt, đái tháo tốt. Ngoài ra, với những quả bầu già, sắc lấy nước uống còn giúp lợi tiểu, chữa được bệnh phù phổi nước.
Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp kết hợp hỗ trợ điều trị bệnh phù nước ở cơ sở cấp cứu. Lưu ý khi ăn bầu, không nên để người bị phong hàn hoặc người mắc chứng ăn khó tiêu dùng vì bầu có tính mát nên rất dễ gây đau bụng.
Vỏ bầu
Thịt bầu giúp giải độc, trị ngứa vậy vỏ quả bầu có tác dụng gì? Trong Đông y, vỏ bầu có vị ngọt, tính bình nên lợi tiểu, tiêu thũng, trị các chứng bệnh phù thũng, bụng chướng.
Những tác dụng của quả bầu với sức khỏe
Thúc đẩy quá trình giảm cân
Có thể nói, một trong những tác dụng của quả bầu dài là thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả. Trong quả bầu chứa hàm lượng lớn vitamin C, B6, B3 cùng kali, sắt và nhiều khoáng chất khác nên khi ăn bầu luộc hoặc ép lấy nước uống đều có tác dụng như một bữa ăn hoàn chỉnh. Điều này giúp ngăn chặn sự thèm ăn của cơ thể.
Đặc biệt, loại thực phẩm này còn chứa lượng calo thấp nên ăn nhiều cũng không sợ tăng cân. Bên cạnh đó, trong quả bầu còn có một vài hoạt chất giúp kiềm hóa dạ dày và làm sạch ruột.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Lượng chất xơ hòa tan trong quả bầu có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch, giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh. Đồng thời chúng còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, ngăn ngừa táo bón và giảm thiểu tình trạng tích lũy khí trong ruột.
Mang lại sức sống cho cơ thể
Trong quả bầu, nước chiếm đến 90% vì thế mà bổ sung thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp các tế bào mô được nuôi dưỡng. Đồng thời trong 90% nước này còn chứa nhiều vitamin thiết yếu giúp trẻ hóa các tế bào da, điều tiết sản xuất dầu giúp ngăn chặn mụn phát triển.
Ngoài ra, vào mùa hè, người ta còn dùng nước ép bầu như một loại thức uống giải khát giúp kiểm soát cơn khát và giữ cho cơ thể luôn ẩm.
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Như đã đề cập đến, một trong những tác dụng của quả bầu trắng là giúp lợi tiểu, do đó khi bổ sung loại thực phẩm này có kế hoạch sẽ thúc đẩy việc đi tiểu. Và chính quá trình tiểu tiện thường xuyên này sẽ giúp bàng quang được làm sạch, ngăn ngừa nhiễm trùng ở đường tiết niệu.
Ngăn chặn tóc bạc
Mỗi ngày một ly nước ép bầu không chỉ giúp đẹp da, giữ dáng mà còn khôi phục lại màu sắc tự nhiên của mái tóc. Đây là phương thuốc rất hiệu quả giúp điều trị tóc hoa râm mà dân gian ta hay truyền miệng. Ngoài ra, loại nước này còn có tác dụng giúp giấc ngủ được sâu và ngon hơn nếu dùng mỗi ngày trước khi đi ngủ khoảng 45 phút.
Một vài bài thuốc trị bệnh từ quả bầu
Nhuận tràng: Trong các bữa ăn hằng ngày, thỉnh thoảng dùng bầu luộc chấm muối vừng không chỉ giúp thay đổi khẩu vị mà còn chống táo bón rất tốt.
Tiểu đường: Lấy bầu nấu canh với tôm hoặc thịt bằm ăn hằng ngày sẽ rất có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Bụng trướng tích nước, tiểu tiện ít: Dùng 100 gram thịt quả bầu tươi đun lấy nước uống sẽ giúp lợi tiểu, sạch bàng quang. Hoặc bạn có thể thay thế bằng 30 gram vỏ bầu, 30 gram vỏ dưa hấu và 30 gram vỏ bí ngô, đem tất cả đi rửa sạch rồi cũng cho vào nồi nấu lấy nước.
Răng lợi: Bầu sau khi nấu canh, chừa lại hạt đun nước ngậm, cách này không chỉ giúp điều trị răng bị sưng mộng, tụt lợi mà còn chữa hôi miệng cực kỳ hiệu quả.
Trị bệnh về da: Vào mùa hè, thường xuyên lấy hoa và tua cuốn của bầu nấu nước cho trẻ tắm sẽ giúp ngăn ngừa thủy đậu, sởi. Hoặc lấy rễ bầu sắc nước uống để trị bệnh vàng da.
Sản phụ thiếu sữa: Dùng 40 gram hạt bầu hầm cùng với móng lợn hoặc sao vàng rồi đem nấu cháo với 100 gram đậu đỏ và 100 gram gạo nếp ăn thường xuyên sẽ rất lợi sữa.
Trị viêm gan, huyết áp cao, sỏi đường tiết niệu: Vắt lấy nước cốt của 500 gram bầu tươi, sau đó trộn với 250 ml mật ong, mỗi ngày uống khoảng 50 ml và chia làm 2 lần, sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy hiệu quả.
Có thể thấy tác dụng của quả bầu là vô cùng lớn, không chỉ thịt bầu mà ngay cả rễ, lá, hoa và tua cuốn cũng đều có công dụng chữa bệnh hữu hiệu. Do đó khi chế biến loại thực phẩm này bạn cần tận dụng hết tất cả các bộ phận để tránh lãng phí.