Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu để hỗ trợ thai nhi phát triển ổn định?

17/01/2020 06:09 Kim Ngân

Những loại rau bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu

Súp lơ

Súp lơ là đáp án chính xác cho câu hỏi bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu? Bởi loại rau này chứa các thành phần dinh dưỡng như sắt, axit folic rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể thay đổi sử dụng các loại rau có màu xanh khác như cải bẹ, cải ngọt,… trong các bữa ăn hàng ngày.

ba bau nen an rau gi trong 3 thang dau 1
Súp lơ xanh là gợi ý cho câu hỏi bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu? - Ảnh minh họa: Internet

Rau cải bó xôi

Cải bó xôi là gợi ý hay cho những ai đang thắc mắc không biết bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu? Nhờ chứa đến 98% hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi.

Cụ thể là trong 100g cải bó xôi có đến 2.3g protein, 3.2g cabohydrat, 3g sắt, 194 mcg axit folic, 81 mcg canxi. Bên cạnh đó nó còn cung cấp hàm lượng vitamin A, C, B1, B3, axit béo omega-3, phốt pho, B2, natri, kali và magiê.

Khi bà bầu thường xuyên ăn loại rau này giúp ngăn ngừa chứng dị tật bẩm sinh ở trẻ. Đồng thời làm giảm nguy cơ sinh non và hỗ trợ phát triển phổi cho bé.

Củ cải đường

Củ cải đường không chỉ bổ sung năng lượng đầy đủ cho cơ thể mẹ mà còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thừa cân khi mang bầu vô cùng hiệu quả. Một chén củ cải đường có thể cung cấp đến 30% lượng axit folic hàng ngày của mẹ bầu. Đặc biệt ượng chất xơ trong củ cải đường còn giúp bà bầu hạn chế chứng táo bón và phù nề.

ba bau nen an rau gi trong 3 thang dau 2
Bà bầu nên ăn củ cải đường trong thời kỳ mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Những loại rau bà bầu không nên ăn

Bên cạnh quan tâm đến vấn đề bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu cũng không thể bỏ qua việc tìm hiểu các loại rau bà bầu không nên ăn trong thời kỳ mang thai để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé, cụ thể là:

Đu đủ xanh

Đu đủ xanh hoặc chưa chín hết chứa rất nhiều enzym và mủ có nguy cơ gây co thắt tử cung, nghiêm trọng hơn là sảy thai. Đặc biệt loại thực phẩm này còn có prostaglandin và oxytocin. Hai chất này đều kích thích cơ thể bà bầu đẻ non dẫn đến tình trạng đẻ sớm khi trẻ chưa đủ tháng

Mướp đắng

Mướp đắng nằm trong danh sách những loại rau củ mà bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng. Bởi loại rau củ này chứa rất ít chất xơ và chất béo không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú.

ba bau nen an rau gi trong 3 thang dau 3
Bà bầu tuyệt đối không nên ăn mướp đắng trong thời gian mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, bà bầu khi ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Ngoài ra, nó còn chứa chất vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính nhhư nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê đối với những bà bầu nhạy cảm.

3 tháng đầu không nên ăn quả gì?

Trái dứa (Trái thơm)

Dứa có chứa hoạt chất bromelain gây mềm cổ tử cung gây ra các cơn đau thắt bụng cho phụ nữ mang thai. Điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng sảy thai khó kiểm soát. Do đó, bà bầu nên tránh ăn dứa hoặc uống nước ép dứa trong suốt thời kỳ mang thai.

Quả me

Mặc dù me có khả năng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhưng chúng rất giàu vitamin C gây ức chế sản xuất progesterone trong cơ thể. Khi mức hoạt chất này tăng cao bà bầu sẽ có nguy cơ bị sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.

ba bau nen an rau gi trong 3 thang dau 4
Me là một trong những loại quả không tốt cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong giai đoạn mang thai chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết và quan trọng. Bởi nó quyết định nhiều đến sự phát triển ổn định của thai nhi trong bụng mẹ. Do đó, bà bầu nên tham khảo thực đơn dinh dưỡng hàng ngày chi tiết ngay dưới đây:

Thứ 2

  • Bữa sáng (7h): 1 quả trứng + 1 quả chuối + 1 tô phở + 1 ly nước cam
  • Bữa phụ sáng (9h): 1 quả bắp luộc
  • Bữa trưa (12h): 2 chén cơm + mực chiên + súp lơ luộc + 1 chén canh thịt băm nấu chua + 1 ly nước cam
  • Bữa phụ trưa (15h): 1 bánh bao
  • Bữa tối (18h): 2 chén cơm + thịt lợn rim + mướp luộc + thịt bò xào nấm rơm + 10 trái nho
  • Bữa phụ tối (21h): 1 ly sữa nóng

Thứ 3

  • Bữa sáng (7h): 1 quả trứng + 1 trái ổi + 1 tô cháo + 1 ly nước mía
  • Bữa phụ sáng (9h): 1 củ khoai lang luộc
  • Bữa trưa (12h): 2 chén cơm + thịt gà rang gừng + đậu đỗ luộc + lươn xào giá đỗ + 1 ly nước ép táo
  • Bữa phụ trưa (15h): 1 trái bắp luộc
  • Bữa tối (18h): 2 chén cơm + tôm rang + bắp cải luộc + thịt gà luộc + canh mọc nấu nấm + 4 trái dâu tây
  • Bữa phụ tối (21h): 1 ly nước cam ép + 2 bánh quy
ba bau nen an rau gi trong 3 thang dau 5
Bà bầu nên có chế độ ăn uống khoa học - Ảnh minh họa: Internet

Thứ 4

  • Bữa sáng (7h): 1 quả táo + 1 dĩa xôi + 1 ly nước cam
  • Bữa phụ sáng (9h): bánh yến mạch + 1 ly sữa nóng
  • Bữa trưa (12h): 2 chén cơm + sườn chua ngọt + cải chíp xào nấm hương + 1 chén canh cải nấu thịt băm + 1 ly nước dưa hấu
  • Bữa phụ trưa (15h): 1 trái bắp luộc
  • Bữa tối (18h): 2 chén cơm + thịt lợn kho trứng cút + mực xào cần tỏi + su hào luộc + 2 quả quýt
  • Bữa phụ tối (21h): 1 ly nước ép táo + bánh quy

Thứ 5

  • Bữa sáng (7h): 1 quả trứng + 1 quả chuối + 1 bánh mỳ kẹp + 1 ly nước ép dâu tây
  • Bữa phụ sáng (9h): 1 chén cháo gà
  • Bữa trưa (12h): 2 chén cơm + thịt bò kho + củ quả luộc + 1 chén canh đậu nấu xương + đậu sốt cà chua + 1 ly nước cam
  • Bữa phụ trưa (15h): 1 củ khoai lang luộc
  • Bữa tối (18h): 2 chén cơm + cá chép hấp + thịt lợn sốt cà chua + 1 ly nước táo ép
  • Bữa phụ tối (21h): 1 ly nước ép cam + bánh quy

Thứ 6

  • Bữa sáng (7h): 1 quả trứng vịt lộn + 1 quả kiwi + 1 bánh bao + 1 ly nước mía
  • Bữa phụ sáng (9h): 1 bánh bao kim sa
  • Bữa trưa (12h): 2 chén cơm + thịt gà rang gừng + măng tây xào thịt bò + cá hố om + 1 ly nước cam
  • Bữa phụ trưa (15h): 1 chén cháo gà
  • Bữa tối (18h): 1 chén canh rong biển + 2 chén cơm + tim xào giá + thịt bò hầm + 1 trái thanh long
  • Bữa phụ tối (21h): 1 ly nước ép bưởi + bánh quy
ba bau nen an rau gi trong 3 thang dau 6
Áp dụng thực đơn ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu để hỗ trợ quá trình phát triển thai nhi ổn định - Ảnh minh họa: Internet

Thứ 7

  • Bữa sáng (7h): 1 quả chuối + 1 ly ngũ cốc + 1 ly nước ép bưởi
  • Bữa phụ sáng (9h): 1 chén cháo ruốc
  • Bữa trưa (12h): 2 chén cơm + cá hồi + rau luộc + canh khoai tây nấu xương + lươn xào xả ớt + 1 ly nước ép bưởi
  • Bữa phụ trưa (15h): 1 bánh mỳ kẹp
  • Bữa tối (18h): 2 chén cơm + bắp cải luộc + cá quả xào thìa là + 1 trái xoài
  • Bữa phụ tối (21h): 1 ly nước ép bơ + bánh quy

Chủ nhật

  • Bữa sáng (7h): 1 quả táo + 1 tô phở + 1 ly nước ép dâu tây
  • Bữa phụ sáng (9h): 1 bánh kim chi + 1 sữa chua
  • Bữa trưa (12h): 2 chén cơm + vịt luộc + rau muống xào tỏi + tôm rang + canh ngao nấu chua + 1 ly nước ép bơ
  • Bữa phụ trưa (15h): 1 chén cháo ruốc
  • Bữa tối (18h): 2 chén cơm + móng giò luộc + súp lơ luộc + thịt bò xào nấm + trứng ốp la + 1 ly nước ép dưa hấu
  • Bữa phụ tối (21h): 1 ly sữa nóng + bánh quy

Một số lưu ý cho thực đơn ăn uống của bà bầu 3 tháng đầu

  • Đảm bảo bữa ăn hàng ngày có đầy đủ rau xanh, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm giàu folate. Thực phẩm xanh này phải chiếm khoảng 40% khối lượng thức ăn mà mẹ tiêu thụ mỗi bữa ăn là hợp lý.
  • Trái cây bà bầu nên ăn trực tiếp thay vì xay sinh tố hay ép nước để đảm bảo giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết.

Bài viết trên giải đáp đầy đủ cho thắc mắc bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu? Qua đó, bà bầu có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn hàng ngày với những loại rau này để đảm bảo sức khỏe bản thân cũng như thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai.

TIN LIÊN QUAN

Những món bà bầu không nên ăn trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Việc ăn gì, uống gì là là điều vô cùng quan trọng đối với bà bầu. Vì vậy hãy cùng...

Mang thai tháng thứ 4, bà bầu uống nước dừa có ảnh hưởng đến thai nhi?

Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu uống nước dừa sẽ giúp em bé được sinh ra trắng trẻo, hồng...

Các mẹ có biết: Bà bầu ăn mít được không?

Bà bầu ăn mít được không là thắc mắc của nhiều chị em khi lo ngại ăn mít sẽ ảnh...

Mách bạn 4 kiểu trang điểm cực hợp với son đỏ giúp nàng tỏa sáng mà không bị “dừ” đi chút nào

Nhiều người nghĩ son đỏ sẽ khiến gương mặt “dừ” hơn và rất kén người. Tuy nhiên, khi biết những...

Chăm da thật kĩ nhưng lại “bỏ quên” vùng da này thì bạn vẫn tố cáo tuổi thật như thường

Da cổ là vùng da rất nhạy cảm, dễ kích ứng và thường xuất hiện các dấu hiệu lão hóa...

Tạm biệt mái tóc bết dính khi “nâng cấp” dầu gội với những nguyên liệu thiên nhiên này, vừa hiệu quả vừa rẻ bèo

Tóc bết dính là tình trạng mà không ít người gặp phải. Cùng tìm hiểu những nguyên liệu khi thêm...

Muốn nuôi dưỡng tóc và đồng thời loại bỏ gàu thì sử dụng 4 loại mặt nạ sau giúp nàng có được suối tóc mây như ý

Dưới đây là các công thức của mặt nạ tóc giúp trị gàu hiệu quả mà các nàng có thể...

TIN MỚI NHẤT

Xem thêm

Đăng ký tư vấn chăm sóc da miễn phí