Em bé từ khi mới sinh ra đã bắt đầu thích ứng với môi trường sống mới đồng thời có sự phát triển vượt bậc để hoàn thiện các bộ phận của cơ thể. Sau khoảng 6 tháng đầu, em bé sẽ có nhiều thay đổi như biết lật, biết bò, mọc răng,... Những điều này góp phần khiến bé nhà bạn bị khó chịu và hay bị tỉnh giấc vào ban đêm. Vậy những nguyên nhân nào khiến bé thức dậy giữa đêm và cách chăm sóc bé tốt nhất như thế nào? Các mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Những nguyên nhân khiến bé thức dậy giữa đêm

- Bị mọc răng: Quá trình mọc răng của bé sẽ kéo dài đến khoảng 2 năm sau. Khi bé mọc răng sẽ bị nhiệt miệng, rất khó chịu, vừa đau vừa sưng. Do vậy dù bé có cố gắng ngủ thì lúc nửa đêm vẫn có thể bị thức giấc và khóc vì đang trong quá trình mọc răng.
- Em bé bị đói: Đây cũng là nguyên nhân khiến bé hay thức giấc vào lúc nửa đêm. Nếu bé cảm thấy đói bụng thì sẽ thức giấc và có các biểu hiện thèm ăn như khóc và lăn qua lăn lại. Việc cần làm của bạn đó là xoa dịu cái bụng của bé bằng cách cho bé bú sữa. Khi được thỏa mãn bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
- Yếu tố môi trường sống: Không chỉ riêng ở các em nhỏ mà người lớn cũng phải thức giấc do một số yếu tố bên ngoài tác động như ánh sáng, âm thanh, hay nhiệt độ quá nóng và quá lạnh.
- Chu kỳ giấc ngủ khác nhau: Sau khoảng 6 tháng tuổi, bé yêu nhà bạn sẽ ngủ khoảng 16 tiếng một ngày. Nhưng mỗi giấc chỉ kéo dài vẻn vẹn một vài tiếng đồng hồ. Khi bé càng lớn thì thời gian ngủ sẽ được giảm bớt đi. Tuy nhiên đối với từng thể trạng của mỗi bé mà có chế độ ngủ khác nhau. Do vậy, nửa đêm bé rất dễ bị thức giấc do chu kỳ giấc ngủ chia làm nhiều lần trong ngày.

- Bé đến cột mốc của sự phát triển: Khi em bé đã tự mình học được một số động tác như lăn, bò, đứng đậy, di chuyển... thì điều này sẽ góp phần khiến bé thức dậy lúc nửa đêm. Do quán tính hay tính cách hiếu động của trẻ mà khi ngủ bé nhà bạn sẽ bị rối loạn giấc ngủ. Hay thức giấc nửa đêm và rất khó ngủ lại, bé thường lăn qua lăn lại và quấy khóc.
- Bé bị bệnh: Bệnh tật cũng là nguyên nhân làm bé thức giấc lúc nửa đêm. Khi bị bệnh cơ thể sẽ rất khó chịu, cảm giác mệt mỏi bao trùm. Em bé càng nhỏ sẽ càng khó ngủ sâu hơn, do cảm, sốt, ho... làm bé hay bị đánh thức vào đêm khuya.
Những cách hạn chế tình trạng bé thức giấc nửa đêm
Bé hay bị thức giấc lúc nửa đêm sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển và sức khỏe của bé. Do vậy, bạn mẹ cần lưu ý để bé có giấc ngủ sâu hơn.
Trước tiên bạn cần dạy cho bé đi ngủ đúng giờ quy định. Em bé còn nhỏ tuổi không nên thức quá 9 giờ tối. Các mẹ hãy cố gắng cho con đi ngủ đúng giờ, thực hiện lâu dần để tạo thành thói quen cho bé.

Bạn nên tạo cảm giác thoải mái để bé có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Thông thường, cách đơn giản mà các bà mẹ hay sử dụng đó là xoa lưng, vỗ lưng bé hoặc ru bé ngủ. Đây được xem là biện pháp khá tuyệt mà mẹ hãy thử áp dụng.
Ngoài ra, các mẹ cần bố trí không gian phòng ngủ sao cho hợp lý. Làm sao không để ánh đèn rọi thẳng vào mắt bé, nhiệt độ trong phòng nằm ở mức vừa phải. Đông thời không gian cần thoáng mát và không có tiếng động lạ để bé yên tâm chìm vào giấc ngủ.
Không nên cho bé ăn quá no trước khi đi ngủ, như vậy sẽ khiến bé bị đầy bụng, khiến bé khó chịu và có giấc ngủ không sâu. Chính vì điều này, các mẹ nên cho con ăn ở mức độ vừa phải sẽ tốt hơn cho sức khỏe và giấc ngủ của bé.
Trên đây là những nguyên nhân và cách hạn chế tình trạng em bé thức dậy giữa đêm. Các mẹ nên tham khảo để chăm sóc con yêu tốt nhất nhé.
![]() |
Bài tập giảm cân sau sinh dành cho mẹ bầu đơn giản nhất Bài tập giảm cân sau sinh dành cho mẹ bầu đơn giản nhất |
![]() |
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh và những lưu ý cho mẹ Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh và những lưu ý cho mẹ |
![]() |
Bệnh trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ và cách điều trị Bệnh trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ và cách điều trị |
![]() |
Chế độ dinh dưỡng ăn dặm cho bé đơn giản và hợp lý nhất Chế độ dinh dưỡng ăn dặm cho bé đơn giản và hợp lý nhất |