Những tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian mẹ bầu gặp khá nhiều áp lực cả về tinh thần và thể chất để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Trong giai đoạn nàythai nhi đã phát triển khá lớn và gần như hoàn thiện.
Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, hiện tượng đau bụng có thể xuất hiện khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng.
Vậy phụ nữ mang thai 7 tháng bị đau bụng có nguy hiểm không?
Ở tháng thứ 7 thai kỳ, tùy theo mức độ nặng nhẹ của cơn đau bụng mà có thể xác định là nguy hiểm hay không.

Trường hợp xuất hiện những cơn đau nhẹ ở tháng thứ 7 thai kỳ thường không nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do sự phát triển của thai nhi chèn ép lên các dây thần kinh và các khớp gây ra các cơn đau vùng bụng và thắt lưng.
Đối với trường hợp xuất hiện những cơn đau nặng, kéo dài và ngày càng có dấu hiệu trầm trọng thì mẹ cần chú ý đến những nguyên nhân sau:
Sinh non
Nếu mẹ phát hiện ra những cơn đau thường xuất hiện ở vị trí gần tử cung, có dấu hiệu chảu máu âm đạo đi kèm thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non ở mẹ bầu. Mẹ cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để lâu ngày gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Sảy thai
Những cơn đau bụng, đau lưng xuất hiện dữ dội, có triệu chứng chảy máu âm đạo hoặc máu cục xuất hiện thì mẹ bầu cần cẩn trọng vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.
Tiền sản giật
Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm trong quá trình mang thai, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. Tiền sản giật có thể gây ra các rối loạn mạch máu, làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như thận, gan...
Mẹ bầu có tiền sử về bệnh tim mạch thì nguy cơ bị tiền sản giật sẽ cao hơn những mẹ bầu khác. Dấu hiệu của hiện tượng này là mẹ đau căng bụng trên, có dấu hiệu đau đầu, thị lực giảm, buồn nôn, sưng phù tay chân... thì mẹ cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và tiến hành điều trị kịp thời.
Trong trường hợp đau bụng nhẹ, mẹ bầu nên làm gì để cải thiện tình trạng này?
- Khi đối diện với các cơn đau, mẹ có thể ngồi hoặc nằm xuống giường, kê gối cao và gác chân lên trên, việc này sẽ giúp mẹ giảm bớt các cơn đau nhói và thư giãn hơn.
- Mẹ không nên ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài. Nếu bắt buộc phải ngồi hoặc đứng quá lâu, thỉnh thoảng mẹ có thể đi lại thư giãn, co duỗi chân để lưu thông máu.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể để tránh bị mất nước. Nên bổ sung 2 -3 lít nước mỗi ngày hoặc sử dụng thêm các loại trái cây để bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể.