Đây là thời điểm thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh uống nước, cha mẹ nào cũng cần biết

Nhiều phụ huynh có quan niệm là nên cho cho trẻ sơ sinh uống nước để giúp bé cân bằng độ ẩm trong cơ thể. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Trẻ sơ sinh có thể được cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể thông qua sữa mẹ. Đặc biệt, sữa mẹ có chứa khoảng 88% lượng nước đủ cho cơ thể bé hoạt động và phát triển, ngay cả trong thời tiết khô nóng.
Trên thực tế, cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng uống nước có thể gây hại đến sức khỏe của bé. Nó có thể gây nhiễm độc hoặc suy dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Bụng của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Do đó, nếu mẹ cho con uống nước, lúc này dạ dày được lấp đầy, trẻ sẽ không thấy đói và từ chối bú sữa mẹ. Vì thế, để giúp con phát triển khỏe mạnh và an toàn nhất, phụ huynh cần biết khi nào trẻ sơ sinh có thể bắt đầu uống nước.
3 tháng đầu sau sinh
Trong 3 tháng đầu sau khi chào đời, ba mẹ không nên cho trẻ sơ sinh uống nước. Nó có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng không tốt đến não bộ và tim của trẻ. Ngoài ra, nước khiến em bé no và không tiếp nhận được nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.
Từ 4 đến 6 tháng
Cung cấp nước cho trẻ từ 4 đến 6 tháng có thể sẽ không có hại. Tuy nhiên, mẹ không nên cung cấp nước cho con trong giai đoạn này, vì trong sữa mẹ đã có đủ chất dinh dưỡng và nước để giúp bé giải khát.

Trẻ trên 6 tháng
Trong giai đoạn này, phụ huynh có thể cho trẻ uống nước vài lần trong ngày. Lúc này, bé bắt đầu dùng thực phẩm đặc, mẹ có thể cho con uống nước để giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn. Đặc biệt, để giúp con phát triển khỏe mạnh và an toàn nhất, mẹ nên cho con bú qua 6 tháng tuổi.
Tác hại khi cho trẻ sơ sinh uống nước quá sớm:
Nhiễm độc nước: Việc bổ sung quá nhiều nước có thể gây ngộ độc nước ở trẻ sơ sinh. Điều này xảy ra khi có sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Nước thừa sẽ pha loãng nồng độ natri, gây phù nề.
Ngoài ra, cho trẻ sơ sinh uống nước cũng khiến trẻ biếng ăn, gây ảnh hưởng đến việc cung cấp dưỡng chất vào cơ thể, gây suy dinh dưỡng cho trẻ.
(Nguồn: Boldsky)
Bé 1 tháng tuổi hay vặn mình: Đây là điều cha mẹ cần làm
Rất nhiều bé 1 tháng tuổi hay vặn mình khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy chuyện vặn mình của trẻ là dấu hiệu của bệnh lý hay chỉ là những biểu hiện sinh lý bình thường? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Những dấu hiệu được coi là bệnh lý
Trẻ sơ sinh có thể bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thường biến mất sau một thời gian ngắn.
Trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè có thể là dấu hiệu nguy hiểm
Đường hô hấp ở trẻ nhỏ rất dễ bị ảnh hưởng khiến nhiều trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè liên tục. Việc xác định chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời là điều rất quan trọng.
Bác sĩ liệt kê 5 thực phẩm "giết" não bộ, không muốn con kém thông minh thì hạn chế dùng
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của não, ví dụ như rau giàu vitamin, hay cà rốt, hành lá, tỏi… nhưng cũng có không ít các loại thực phẩm gây tổn thương cho não.