Ung thư là cái tên dường như rất đáng sợ đối với người mắc bệnh. Bệnh ung thư được xem là án tử với số người mắc bệnh đang mỗi ngày một gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay, đáng báo động đó là không ít người trẻ mắc bệnh ung thư sớm.
Ung thư là gì?
Ung thư là một căn bệnh thuộc về các tế bào, đây cũng chính là đơn vị cấu trúc cơ bản nhất của cơ thể con người chúng ta. Những tế bào trong cơ thể của chúng ta sẽ liên tục được sản xuất, để chúng ta có thể phát triển, sự sản sinh những tế bào mới nhằm để thay thế cho các tế bào đã chết. Đồng thời, khi gặp phải chấn thương, những tế bào này sẽ có nhiệm vụ hàn gắn lại các tế bào đã bị tổn thương. Các gen sẽ đảm nhận việc tiết ra những tế bào mới cũng như kiểm soát hiệu quả quá trình đấy. Ung thư xuất phát từ nguyên nhân chính là do sự tổn thương của các gen.
Có 2 loại ung thư gồm: ung thư lành tính (loại này không phải là ung thư) và ung thư ác tính.
Với ung thư lành tính, nó sẽ không phát triển, không gây xâm lấn hay gây ảnh hưởng đến những cơ quan, cùng với các mô ở xung quanh cơ thể.

Với ung thư ác tính, nó sẽ phát triển và gây xâm lấn ra bên ngoài, rồi xâm lấn đến các mô xung quanh. Nếu để lâu và không được điều trị và dùng hóa chất tác dụng, ung thư sẽ trở nên nguy hiểm hơn với cơ thể người bệnh. Dù là một bé nhỏ, đến một ông cụ bà lão đều có thể mắc bệnh.
Chỉ tên những bệnh ung thư thường gặp ở người trẻ
Bệnh ung thư có khá nhiều loại. Tuy nhiên, giới trẻ sẽ rất dễ mắc phải một số bệnh ung thư sau:
1. Ung thư đại trực tràng
Nguyên nhân ung thư đại tràng ở người trẻ tuổi thường do gen di truyền. Bệnh có dấu hiệu thường thấy đó là chảy máu ở hậu môn, đi ngoài có phân tối màu, thường xuyên đau bụng, sụt cân, khó ăn uống. Đồng thời có biểu hiện rối loạn vì thói quen vệ sinh.
2. Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là căn bệnh phổ biến mà nữ giới thường gặp và thường sẽ xuất hiện ở những phụ nữ có độ tuổi từ 40 trở lên. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi thiếu niên. Nhìn chung, dấu hiệu ung thư buồng trứng ở người trẻ thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
Biểu hiện của bệnh bao gồm các triệu chứng có thể kể đến như: ăn nhanh no, chướng bụng, bụng đau và buồn tiểu gấp. Đồng thời, có nhiều thay đổi trong đại tiểu tiện, bị táo bón hoặc đi tiểu thường xuyên hơn.
3. Ung thư cổ tử cung
Trước đây, ung thư cổ tử cung (CTC) thường gặp ở độ tuổi khoảng 55 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc bệnh này ở nữ giới đang mỗi ngày một trẻ hơn. Thậm chí, có trường hợp chưa quá 20 tuổi đã bị ung thư CTC giai đoạn nặng. Ung thư cổ tử cung ở người trẻ rất khó điều trị. Năm 2018, có hơn 2.400 ca tử vong và gần 4.200 ca mắc mới với căn bệnh này.

Nhiều bệnh nhân có suy nghĩ sai lầm rằng mình ở độ tuổi còn trẻ thì sẽ không thể mắc bệnh ung thư. Dấu hiệu phổ biến nhất là chảy máu âm đạo bất thường. Khi nhận thấy những triệu chứng bệnh, họ chủ quan nghĩ rằng đây chỉ là biểu hiện của bệnh lý thông thường và tự ý mua thuốc uống. Để rồi đến khi bệnh trở nặng thì có nhập viện cũng đã muộn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư CTC đó là do nhiễm virus HPV (HPV chủ yếu lây truyền do quan hệ tình dục không an toàn). Vẫn có những trường hợp chưa quan hệ tình dục bị phơi nhiễm HPV bởi tiếp xúc với virus, đột biến gen, lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ hoặc không xác định được nguyên nhân.
4. Ung thư vú
Kết quả nhiều thống kê cho thấy, có đến khoảng 20% phụ nữ ở độ tuổi trước 30 bị mắc bệnh ung thư vú. So với người lớn tuổi, tỉ lệ sống sót khi mắc bệnh này ở những người trẻ thấp hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú đó là xuất hiện khối u bất thường ở ngực.
Đây là khối u rất cứng nhưng không đau, cũng có khối u mềm và lúc chạm vào thì có cảm giác đau. Để xác định được khối u vú là điều không hề dễ. Nhận biết được chính xác đâu là khối u ác tính đâu là khối u lành lại càng khó hơn. Tuy nhiên những dấu hiệu cơ bản về ung thư vú có thể kể đến như: ngực bị đau và sưng, da ngực dày lên, nhũ hoa có sự thay đổi và có tiết dịch.
5. Ung thư phổi
Hiện nay, ung thư phổi đang tấn công người trẻ tuổi với tỉ lệ ngày càng tăng. Ung thư phổi ở người trẻ thường là ung thư phổi tế bào nhỏ với mức độ ác tính cao hơn và nhanh chuyển sang giai đoạn di căn hơn. Đã có không ít người không kịp trở tay khi mắc căn bệnh này.
Trong phổi sẽ xuất hiện các tế bào nội tiết, sản xuất ra các hormone ở vỏ thượng thận, hormone kích thích tuyến giáp, hormone chống bài niệu… từ đó dẫn đến các hội chứng khác nhau.
Triệu chứng của bệnh bao gồm: Ho kích thích kéo dài trong 2-3 tuần, chữa ho không hiệu quả, mắc phải bệnh hô hấp mãn tính nguyên phát, xuất hiện đờm liên tục với máu, viêm phổi lặp đi lặp lại trong cùng khu vực, vùng mặt bị phù nề, khó thở hoặc khàn giọng liên tục, lưng bị đau...
Nếu cơ thể liên tục xuất hiện những dấu hiệu như trên, dù mở mức độ nặng hay nhẹ, thì bạn cần phải theo dõi kỹ và kịp thời đi khám bệnh để sớm có cách điều trị đúng.
6. Ung thư gan
Ung thư gan là căn bệnh được ví như kẻ giết người thầm lặng. Bệnh không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Một khi xuất hiện triệu chứng rõ cũng là lúc bệnh đã “đi xa”, không còn khả năng hỗ trợ cải thiện.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thường liên quan đến nhiễm virus viêm gan B (HBV) và virus viêm gan C (HCV).
Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến lá gan bị tàn phá có liên quan đến thực phẩm. Nghiên cứu cho thấy rằng quá trình hủy hoại gan do cơ thể tiếp nhận độc chất. Thực phẩm bẩn chứa các chất độc hại đi vào cơ thể sẽ trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer - nằm ở xoang gan - hoạt động quá mức gây viêm làm tổn thương, hủy hoại tế bào gan, khiến gan nhanh chóng suy yếu.
Ung thư gan đứng đầu trong các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới và thứ 5 ở nữ giới. Ung thư gan ở người trẻ đang tăng lên, nhiều trường hợp chỉ ở độ tuổi 15-30, đến khi phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn.
Dấu hiệu của bệnh khi ở giai đoạn sớm đó là cảm giác: chán ăn, đau, nặng tức vùng hạ sườn phải (HSP), vàng da, trướng bụng, củng mạc mắt,…
Các biểu hiện của bệnh trong giai đoạn muộn hơn sẽ rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng như: sụt cân; vàng da; buồn nôn; củng mạc mắt; đi ngoài phân trắng, bạc màu...
Tầm soát định kỳ ung thư gan là điều rất cần thiết. Có thể tiến hành bằng cách làm siêu âm bụng, kiểm tra và đo nồng độ chất chỉ điểm ung thư gan.
7. Ung thư dạ dày
Thống kê cho thấy ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong top 5 bệnh ung thư hàng đầu chỉ sau ung thư gan và ung thư phổi.
Không chỉ gặp ở người tuổi trung niên về già, ung thư dạ dày ở người trẻ, thậm chí ở trẻ em.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày đó là xu hướng phát triển xã hội, công nghiệp hóa làm thay đổi thói quen sinh hoạt. Nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao chính từ thói quen ăn thực phẩm công nghiệp như đồ ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều nitrorat cao, nướng hun khói… Đồng thời, còn do sự tồn tại của vi khuẩn HP, thường gây viêm loét dạ dày và không được điều trị dứt điểm. Di truyền cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày.
8. Ung thư thực quản
Ung thư thực quản là ung thư hệ tiêu hóa thường gặp ở nam giới. Bệnh chỉ đứng sau ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.
Ung thư thực quản ở người trẻ thường do nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh đó là do hút thuốc lá, béo phì và hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Dấu hiệu của bệnh có thể kể đến như nuốt đau, nuốt khó, gầy, sút cân nhiều (có thể sút tới 10-15kg cân nặng trong vòng vài ba tháng). Bệnh nhân trông sẽ rất hốc hác, mất nước, da khô và nhăn nheo. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân thường bị nôn. Đây là lúc khối u tăng kích thước làm chít hẹp lòng thực quản.
9. Ung thư vòm họng
Trong các ung thư vùng đầu cổ, ung thư vòm họng ở người trẻ là bệnh đứng đầu và có nguy cơ tử vong khá nhanh và cao. Tuy nhiên, nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh có thể chữa khỏi với tỉ lệ cao.

Hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy vậy những yếu tố nguy cơ có thể kể đến như: do virus, môi trường, thức ăn và cách chế biến, tuổi, di truyền, …
Triệu chứng sớm của bệnh:
- Đau đầu âm ỉ, lan tỏa.
- Ù tai: thường ù tai một bên ngày càng tăng nặng
- Ngạt mũi, xỉ mũi ra máu, hoặc chảy máu cam.
Hiện nay, ung thư vòm họng thường được áp dụng chữa trị bằng xạ trị cho giai đoạn sớm.
10. Ung thư máu
Đây là bệnh thường xuất hiện ở người trẻ và cũng không hề kén độ tuổi. Người trẻ mắc phải bệnh thì khả năng phát triển của bệnh sẽ nhanh hơn. Biểu hiện của bệnh đó là: xương khớp đau nhức, da dẻ nhợt nhạt, mệt mỏi, có biểu hiện chảy máu hoặc bị tấm bẩm, thường xuyên bị sốt, sụt cân.
Nguyên nhân gây ung thư ở người trẻ tuổi
Không phải tự nhiên mà hiện nay bệnh ung thư phát triển rất nhanh, thậm chí mức độ nguy hiểm còn hơn cả HIV. Vì sao bệnh lại có sức tàn phá sức khỏe nguy hiểm như vậy?
Sau đây sẽ là một số yếu tố cơ bản:
- Thói quen xấu trong sinh hoạt
Thói quen thiếu lành mạnh như thường xuyên hút thuốc, uống rượu, ăn uống nhiều đồ chiên mỡ, quan hệ tình dục không lành mạnh,… là yếu tố khiến bệnh phát triển nhanh.
- Gen di truyền từ gia đình
Tuy rằng yếu tố này thường là rất ít nhưng bạn vẫn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên nếu không thực sự an tâm với sức khỏe của bản thân và gia đình.
- Tình trạng sức khỏe
Người trẻ tuổi thường xuyên phải làm việc mệt mỏi với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi kém dẫn đến sức khỏe không đảm bảo và dễ bị bệnh ung thư có thể ghé thăm.
- Môi trường sống
Thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại, với khói bụi dễ dẫn đến bệnh ung thư. Đồng thời việc phải sống cùng với người hút thuốc lá, ngửi khói thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh ung thư phổi.
Ngoài chỉ tên những bệnh ung thư thường gặp ở người trẻ trong bài viết trên, thì vẫn có thêm nhiều bệnh khác nữa. Tốt hơn hết, bạn cần biết cách duy trì một chế độ sống lành mạnh và thường xuyên khám bệnh. Đây là cách để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình cũng như sớm phát hiện bệnh và điều trị bệnh.