Bộ Y tế gửi công văn khẩn về phòng chống dịch tay chân miệng
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường truyền thông về giáo dục sức khoẻ, nâng cao sức khoẻ nhân dân, thực hiện nguyên tắc 3 sạch: Ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và đồ chơi sạch. Thực hiện chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, thực hiện an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống; cùng với đó, tuyên truyền biện pháp phòng chống dịch tay chân miệng bằng các biện pháp như họp tổ dân phố, tập huấn, phát tờ rơi, loa đài, qua báo chí...

Các địa phương cũng phải phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng về phòng chống tay chân miệng. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ổ dịch, hạn chế thấp nhất các trường hợp bệnh nhân nặng gây tử vong, tránh lây nhiễm chéo ở các bệnh viện, cơ sở điều trị. Chủ động kinh phí để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hoá chất, các trang thiết bị phòng chống bệnh.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu các Sở Y tế các tỉnh, thành phố lập đoàn kiểm tra hỗ trợ các địa phương, giải quyết các vướng mắc trong quá trình phòng chống dịch tay chân miệng.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay cả nước đã có hơn 53,520 trường hợp mắc tại 63 tỉnh thành phố, trong đó có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam. Tuy con số này vẫn thấp hơn 2017 (số mắc trên cả nước giảm 25,3%), tuy nhiên tại một tỉnh thành đã có số ca mắc tích lũy cao và tăng nhanh trong mấy tuần gần đây như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Đã Nẵng, TP Hà Nội...
Các chuyên gia cũng dự báo, dịch bệnh tay chân miệng trên cả nước có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh đang tập trung vào năm học mới và hiện bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh.

Bé trai 10 tuổi phải cắt bỏ 40cm ruột hoại tử vì bị bạn học ép nuốt 9 viên bi sắt?
Bệnh viện Đa khoa quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết vừa phẫu thuật cắt ruột cho bệnh nhi 10 tuổi do ruột bị thủng, hoại tử vì nuốt phải bi sắt.
Vụ nữ sinh viên nguy cơ mù mắt vì tiêm filler: Spa làm 'chui', chủ cơ sở bỏ trốn
Sau khi tiêm filler gặp biến chứng khiến một khách hàng bị mù mắt trái, một khách hàng bị tổn thương ở mũi, chủ spa "chui" trên đường Lê Văn Sĩ (Q.3, TPHCM) đã bỏ trốn.
Mua thuốc tê dễ hơn mua kẹo, hậu quả khó lường
Các loại thuốc gây tê, gây mê trôi nổi, không nhãn mác, nguồn gốc, dùng để xăm mắt, cắt mí, tạo lúm đồng tiền, xăm môi trái tim… đang được nhiều người không có chuyên môn rao bán tràn lan bất chấp những hiểm họa chết người.
Bát nháo gây mê, gây tê tại các cơ sở thẩm mỹ 'chui'
Thuốc gây tê, gây mê nếu sử dụng tùy tiện có thể khiến bệnh nhân tử vong trên bàn mổ. Thế nhưng, hiện nay nhiều cơ sở thẩm mỹ, tiệm làm sóc, spa không phép vẫn ngang nhiên gây mê, gây tê cho khách hàng mà không cần bác sĩ, không có các thiết bị hỗ trợ cấp cứu khi cần.