Bé gái 6 tuổi ngừng tim do nuốt phải đầu bút chì
Ngày 27/9, bé đi học vô tình nuốt phải đầu bút chì. Về nhà, bé kể lại cho bố mẹ và lập tức được đưa đến bệnh viện huyện Diễn Châu (Nghệ An) để kiểm tra. Lúc này, bệnh nhi chưa có biểu hiện gì bất thường, hoàn toàn tỉnh táo.
Bệnh viện huyện nhanh chóng chuyển bé đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để gắp dị vật. Vừa đến bệnh viện, bé có chuyển biến xấu, khó thở rất nhanh và ngừng thở. Vào khoa Hồi sức cấp cứu, tình trạng của bé hết sức nguy kịch, toàn thân tím tái, ngừng thở, ngừng tim.
Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu đã nhanh chóng đặt ống nội khí quản và cho bệnh nhân thở máy. Rất may sau đó tình trạng bệnh nhân ổn định hơn, tim đập trở lại, bác sĩ mới tiến hành mổ gắp dị vật trong phế quản bé là đầu bút chì có đường kính 2 cm. Hiện, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định hơn, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng.

Bác sĩ Phan Quang Trung, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, nếu chậm trễ một phút nữa là bệnh nhi nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí nếu được cứu sống thì cũng bị chết não, để lại nhiều di chứng.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên để con trẻ tiếp xúc với vật thể nhỏ hoặc ăn những thức ăn lớn. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu khó thở do nuốt dị vật cần đưa đến ngay bệnh viện để được cứu chữa kịp thời. Ngoài ra, khi xác định đúng trẻ bị hóc dị vật cần cẩn trọng trong quá trình vận chuyển vì dị vật có thể dịch chuyển vào đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng.

2 cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật, bố mẹ nhất định phải biết để cứu con trong tình huống khẩn cấp
Sơ cứu ban đầu có ý nghĩa rất lớn trong các ca cấp cứu. Đối với trẻ nhỏ, trong các tai nạn phổ biến những thao tác sơ cứu chính xác sẽ giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Xử trí gấp khi trẻ hóc dị vật
Hóc dị vật đường thở là một tai nạn thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
Bác sĩ Nhi hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật
Hóc dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi. Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh, tránh la hét để trẻ không sợ hãi khiến dị vật càng rơi sâu vào bên trong cổ. Đồng thời, thực hiện một số phương pháp sơ cứu ban đầu để đẩy dị vật ra.
Trẻ nuốt dị vật, khi nào thì nội soi?
Khi phát hiện trẻ nuốt phải dị vật, các bậc cha mẹ thường có tâm lý rất hoang mang, lo sợ. Đưa con đến viện, không ít người khẩn thiết chủ động đề nghị bác sĩ phải lấy ngay dị vật ra khỏi cơ thể con mình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải trường hợp nào, can thiệp lấy dị vật cũng là cách tốt nhất cho trẻ.